ĐẶC ĐIỂM HOA, QUẢ, HẠT VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT PHẤN CỦA CÁC MẪU GIỐNG NGẢI TIÊN (Hedychiumspp.) TRỒNG TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 12-08-2022

Ngày duyệt đăng: 27-01-2023

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Dung, T., Liết, V., & Hà, P. (2024). ĐẶC ĐIỂM HOA, QUẢ, HẠT VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT PHẤN CỦA CÁC MẪU GIỐNG NGẢI TIÊN (Hedychiumspp.) TRỒNG TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(1), 1–7. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1097

ĐẶC ĐIỂM HOA, QUẢ, HẠT VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT PHẤN CỦA CÁC MẪU GIỐNG NGẢI TIÊN (Hedychiumspp.) TRỒNG TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Trịnh Thị Mai Dung (*) 1 , Vũ Văn Liết 2 , Phùng Thị Thu Hà 2

  • 1 Tập đoàn T và T, 2A Phạm Sư Mạnh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cấu tạo hoa, cây cảnh quan, chất lượng hạt phấn, Hedychium, Ngảitiên

    Tóm tắt


    Chi Ngải tiên (Hedychium) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) được biết đến với công dụng làm thuốc và làm cảnh. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào mô tả đặc điểm hoa, quả, hạt, hạt phấn và đặc điểm chín của nhị và nhụy nhằm phục vụ mục đích lai tạo giống. Đối tượng nghiên cứu là 5 mẫu giống Ngải tiên đã thu thập tại một số địa phương của Việt Nam và được trồng tại Gia Lâm - Hà Nội. Thí nghiệm được bố trí theo khối tuần tự không nhắc lại. Kết quả cho thấy: Hoa ngải tiên có cấu tạo mang đặc trưng của họ Gừng. Các mẫu giống Ngải tiên đều nở hoa vào buổi sáng từ 8h30-10h30, riêng NT1 (Ngải tiên Sapa 2009), NT3 (Ngải tiên Sapa 2016)nở thêm vào buổi chiều lúc 14-15h30. Nhụy chín sau khi hoa nở 30-60 phút, nhị chín sau nhụy 2,5-3h. Hạt phấn hình tròn, không dính bết, đường kính 72,3-86,8µm, độ hữu dục 76,5-83,3%. Quả Ngải tiên là dạng quả nang, 3 ngăn, quả non màu xanh, quả chín màu vàng, vàng nhạt hoặc cam. Hạt hình hơi tròn, có góc cạnh, được bao phủ bởi lớp thịt quả màu đỏ tươi. Khối lượng quả 1,72-3,92 g/quả, với 8,4-17,6 hạt/quả, 2,8-5,9 hạt/ngăn, khối lượng hạt 45,17-92,34 mg/hạt, đường kính hạt 0,32-0,39cm.

    Tài liệu tham khảo

    AGM (2020). Award-of-Garden-Merit-Plants-March-2020-Ornamentals.Royal Horticultural Society.

    Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và Động vật làm thuốc (Tập 1). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. tr. 141.

    Knight C.A., Clancy R.B., Götzenberger L., Dann L. & BeaulieuJ.M. (2010). On the relationship between pollen size and genome size. Journal of Botany. https://doi.org/10.1155/2010/612017.

    Kosel J., Vizintin L., Majer A. & Bohanec B. (2018). Staining for viability testing, germination and maturation of Sambucus nigraL. pollen in vitro. Biotechnic & Histochemistry Official Publication of the Biological Stain Commission.93(4): 1-9.

    Mohamed S.K. (2013). Floral anatomy of Alpinia speciosaand Heydychium coronarium(Zingiberaceae) with particular reference to the nature of labellum and epigynous glands. J. Plant Develop. 20: 13-24.

    Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 171tr.

    Nguyễn Quốc Bình (2009). Hình thái của họ Gừng (ZingiberaceaeLindl.) ở Việt Nam và các đặc điểm nhận biết nhanh ngoài thiên nhiên. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3ngày22/10/2009. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Viện Khoa học và Công nghệViệt Nam.

    Nguyễn Quốc Bình (2017). Thực vật chí Việt Nam, Flora of Vietnam. T.21 - Họ gừng - Zingiberaceae Lindl.Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 489tr.

    Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Vũ Linh Chi, Đinh Thế Vu, Nguyễn Như Hoa, Lưu Ngọc Trình & Hoàng Thị Huệ (2012). Kết quả nghiên cứu và phát triển Giống hoa cây cảnh Đuôi Chồn Đỏ (Alpinia purpurata). Báo cáo thường niên Trung tâm Tài nguyên thực vật, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.

    Rao V.S. (1963). The epigynous glands of Zingiberaceae. New Phytologist. (62): 342-349.

    Sah S., Shrestha R., Koirala S.& Bhattarai K. (2012). Phytochemical and antimicrobial assessment of five medicinal plants found in Terai region. Nepal Journal of Science and Technology. 13(2): 79-86. https://doi.org/10.3126/njst.v13i2.7718.

    Sakhanokho H.F. & Rajasekaran K. (2019). Hedychium essential oils: composition and uses In book Essential oil research, trends in biosynthesis, analytics, industrial applications and biotechnological production. Springer. p. 49.

    Sanoj E., Sabu M. & Pradeep A.K. (2013). Circumscription and lectotypification of Hedychium villosumand its variety H. villosumvar. tenuiflorum(Zingiberaceae). PhytoKeys. 25: 75-85. doi: 10.3897/phytokeys.25.4113

    Souza J. & Correia M.C.R. (2007). Floral biology of Hedychium coronariumKoen (Zingiberaceae). (Biologia floral de Hedychium coronariumKoen. (Zingiberaceae)). Revista Brasileira de Horticultura Ornamental.13(1): 21-30. http://www.sbfpo.com.br

    Tanaka N., Ohi-Toma T., Aung M.M. & Murata J. (2016). Systematic notes on the genus Hedychium(Zingiberaceae) in Myanmar. Bull. Natl. Mus. Nat. Sci., Ser. B. 42(2): 57-66.

    Trịnh Thị Mai Dung, Vũ Văn Liết, Nguyễn Thanh Hải & Phùng Thị Thu Hà (2021).Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống Ngải tiên (Hedychiumspp.) tại Gia Lâm - Hà Nội phục vụ mục đích trang trí cảnh quan. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 19(5): 586-595.

    Võ Văn Chi (2004). Từ điển thực vật thông dụng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. tr. 1338.