Ngày nhận bài: 16-08-2021
Ngày duyệt đăng: 09-12-2021
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
SỞ HỮU ĐẤT ĐAI: TỔNG QUAN KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀHÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Từ khóa
Sở hữu đất đai, quyền tài sản đất đai, thị trường đất, hàmý chính sách
Tóm tắt
Nghiên cứu này tổng quan kinh nghiệm về sở hữu đất đai ở các nước trên thế giới, phân tích quá trình phát triển, chỉ ra những bất cập và đề xuất hàm ý cho đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam. Bằng việc tổng hợp và phân tích nguồn dữ liệu đã công bố, nghiên cứu chỉ ra rằng: Thế giới đang tồn tại cả phương thức đa sở hữu và đơn sở hữu về đất đai. Đa sở hữu về đất đai, thừa nhận quyền tài sản và thị trường đất đai là phổ biến và ưu việt hơn so với đơn sở hữu đất đai trên các phương diện quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, hài hoà các mục tiêu chính trị, kinh tế-xã hội và môi trường. Ở Việt Nam, căn nguyên của các mâu thuẫn phát sinh về đất đai bắt nguồn từ vấn đề sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất chưa thật phù hợp để phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN. Vì vậy, Việt Nam cần sớm công nhận “quyền sử dụng ruộng đất” là quyền tài sản về đất đai, hoàn thiện và sớm công nhận thể chế thị trường đất đai.Vềlâu dài, LuậtĐất đai cần được sửa đổi theo hướng: thừa nhận phương thức đa sở hữu về đất đai đểphát huy tối đa tiềm năng của đất đai, hài hòa các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội và cân bằng quan hệ giữa Nhà nước,thị trường và người dân về đất đai.
Tài liệu tham khảo
Chính phủ (2021). Nghị định số 11/2021/NĐ-CP về Quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Hà Nội
Đặng Thị Phượng (2014). Chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam trong lịch sử và hiện nay. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. 12(85).
Đỗ Kim Chung (2018a). Chính sách tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong Đỗ Kim Chung (Ed.), Chính sách công (pp. 182-199). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Đỗ Kim Chung (2018b). Tích tụ và tập trung đất đai: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 16(4): 412-424.
Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Viết Đăng, Lưu Văn Duy & Đặng Xuân Phi (2016). Xoá đói và giảm nghèo ở Tây Bắc: Tác động và định hướng chính sách. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp.
Đỗ Thị Thanh Huyền. (2019). Báo cáo tổng quan kinh nghiệm về tổ chức/thể chế phát triển thị trường đất nông nghiệp. IPSARD.
Fenandez C.Z. (2010). Land bank of Galicia (Spain): Main success points and difficulties after 3 years of working. Prague Workshop on Land Tenure, Land Consolidation, Land Banking and Public Land Management, Prague.
Hansen K. (2013). Land Law, Land Rights, and Land Reform in Vietnam: A Deeper Look into “Land Grabbing” for Public and Private Development". Independent Study Project (ISP) Collection. ps://digitalcollections.sit.edu/isp_collection/1722
Hartvigsen M. (2013). Land reform in Central and Eastern Europe after 1989 and its outcome in the form of farm structures and land fragmentation. Land Tenure Working Paper 24, Roma.
Hirsch P., Mellac M. & Scurrah N. (2016). The Political Economy of Land Governance in Vietnam. M. R. L. Governance.
Kawagoe T. (2010). Cải cách ruộng đất thời hậu chiến ở Nhật Bản - Kinh nghiệm và các vấn đề. Dịch bởi Phạm Văn Dũng & Phan Thị Hồng Mai. Truy cập từhttp://vepr.org.vn/upload/533/20141105/DC-25.pdfngày 21/05/2021.
Korea Legislation Research Institute. (2010). Framework Act on the National Land 2009. Retrieved from http://extwprlegs1.fao.org/docs/ pdf/kor52085.pdfon 21/05/2021.
Lâm Quang Huyên (2007). Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
National People’s Congress of the People’s Republic of China. (2018). Constitution of People’s Republic of China. Thirteenth National People’s Congress
National People’s Congress of the People’s Republicof China (2019). The Land Law 2019 People’s Republic of China. Thirteenth National People’s Congress.
Nguyễn Ngọc Vinh (2013). Đa dạng hóa quyền sở hữu đất đai: Những vấn đề cần bình luận. Tạp chí Phát triển và Hội nhập. 9(19): 72-76.
Nguyễn Trọng Tuấn (2017). Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới. Truy cập từhttp://vnmonre.vn/kinh-nghiem-quan-ly-dat-dai-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioingày 06/08/2021
Nguyễn Văn Khánh (2013). Về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn. 29(1): 1-16.
Nguyễn Văn Nhật (2016). Vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam thời kỳ 1954-1975. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. 8(105).
Pingali P., & Xuan V.T. (1992). Vietnam: Decollectivization and Rice Productivity Growth. Economic Development and Cultural Change. 40(4): 697-718.
Quốc hội (1980). Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội.
Quốc hội (2013). Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội.
To P., Mahanty S. & Wells-Dang A. (2019). From “Land to the Tiller” to the “New Landlords”? The Debate over Vietnam’s Latest Land Reforms. Land https://doi.org/10.3390/land8080120.
Trần Tú Cường, Trần Quang Lâm, Nguyễn Thị Túy, Đoàn Xuân Thủy, Ngô Tuấn Nghĩa, Nguyễn Văn Hà & Nguyễn Thị Lý (2010). Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới và rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Van Duy L., Amekawa Y., Isoda H., Nomura H. & Watanabe T. (2020). Are socialist domestic land grabs egalitarian? Insights from a case involving a rubber plantation in Dien Bien Province, Vietnam. Geoforum. 114: 89-106.
Wells-Dang A., Tu P.Q. & Burke A. (2015). Agrarian Change and Land Tenure in Vietnam through a Political Economy Lens Land grabbing, conflict and agrarian‐environmental transformations: Perspectives from East and Southeast Asia, Chiang Mai, Thailand.