HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC LÚA HỮU CƠ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ PHÚ LƯƠNG

Ngày nhận bài: 09-06-2020

Ngày duyệt đăng: 14-07-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thành, N., Tuân, N., Thuyết, C., Tâm, N., Cảnh, N., Nam, L., & Linh, L. (2024). HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC LÚA HỮU CƠ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ PHÚ LƯƠNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(8), 553–561. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/697

HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC LÚA HỮU CƠ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở XÃ PHÚ LƯƠNG

Nguyễn Văn Thành (*) 1 , Nguyễn Viết Tuân 1 , Cao Thị Thuyết 1 , Nguyễn Thiện Tâm 1 , Nguyễn Xuân Cảnh 1 , Lê Văn Nam 1 , Lê Việt Linh 1

  • 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • Từ khóa

    Hiệu quả kinh tế, lúa canh tác hữu cơ, lúa canh tác thâm canh, nông hộ

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của canh tác lúa hữu cơ của nông hộ tại xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế như một nghiên cứu điển hình. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 60 hộ canh tác lúa hữu cơ theo hợp đồng bằng bảng hỏi bán cấu trúc và 01 thảo luận nhóm tập trung. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích lúa canh tác hữu cơ ở điểm nghiên cứu khoảng 0,5 ha/hộ và chiếm gần 50% tổng diện tích lúa của nông hộ. Năng suất lúa canh tác hữu cơ có xu hướng tăng qua các năm, tuy vậy vẫn thấp hơn năng suất lúa canh tác thâm canh 9,3 tạ/ha. Tổng chi phí canh tác lúa hữu cơ ở điểm nghiên cứu cao hơn canh tác lúa thâm canh 3.244.000 đồng/ha/vụ. Chi phí phân bón và bảo vệ thực vật của canh tác lúa hữu cơ thấp hơn đáng kể so với lúa canh tác thâm canh; trong khi chi phí lao động cao hơn rất nhiều so với lúa canh tác thâm canh và chiếm khoảng 50% tổng chi phí canh tác lúa hữu cơ của nông hộ. Doanh thu canh tác lúa hữu cơ ở điểm nghiên cứu đạt 45.400.000 đồng/ha/vụ, cao hơn lúa canh tác thâm canh 5.721.000 đồng/ha/vụ; Tuy nhiên, lợi nhuận canh tác lúa hữu cơ ở điểm nghiên cứu chỉ cao hơn lúa canh tác thâm canh 2.476.000 đồng/ha/vụ. Tỉ suất lợi nhuận của canh tác lúa hữu cơ khá thấp (0,53); chỉ cao hơn canh tác lúa thâm canh 0,03.

    Tài liệu tham khảo

    Chính phủ Việt Nam (2018). Nghị định nông nghiệp hữu cơ - 109/2018/NĐ-CP.

    Doãn Trí Tuệ (2018). Xu thế và tình hình sản xuất lúa gạo hữu cơ hiện nay. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Nghệ An. 4: 43-47.

    Duong Van Hay, Nguyen Thanh Cong, Nguyen Van Manh, Le Quy Kha, Tran Anh Tuan, Phan Thi Thao Phuong, Nguyen Van An & Hoang Thi Tuyet (2017). Model of linking four partners in production of organic rice certified internationally in Vietnam. International Journal of Development and Sustainability. 6(12): 2133-2146.

    Elin Röös, Axel Mie, Maria Wivstad, Eva Salomon, Birgitta Johansson, Stefan Gunnarsson, Anna Wallenbeck, Ruben Hoffmann, Ulf Nilsson, Cecilia Sundberg & Christine A. Watson (2018). Risks and opportunities of increasing yields in organic farming. A review. Agronomy for Sustainable Development. 38(14):1-21.

    Helga Willer & Julia Lernoud (2019).The world of organic agriculture. Statistics and emerging trends 2019.Research Institute of Organic Agriculture FiBL and IFOAM Organics International, Germany.

    Mrinila Singh (2015). Sustainability of Organic Farming Compared to Conventional Farming in Chitwan District of Nepal. Doctoral dissertation, Hiroshima University.

    Lê Quy Khoa, Nguyễn Công Thành & Nguyễn Văn Hùng (2017). Mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa gạo hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế ở Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 1(74): 96-104.

    Nguyen Van Thanh, Nguyen Thi Dieu Hien & Chau Viet Dung (2019). Economic performance of rice production towards VIETGAP in Phong Binh, Phong Dien, Thua Thien Hue. Hue University Journal of Science: 128(3B): 59-69.

    Nguyễn Đăng Nghĩa, Nguyễn Thị Hồng Minh & Phạm Phương Thảo (2016), Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ: Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông sản sạch tại Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM. tr. 1-34.

    Nguyễn Xuân Hồng (2019). Nông nghiệp hữu cơ: Triển vọng, thách thức và giải pháp, Hội Làm vườn Việt Nam. Truy cập từ https://kinhtenongthon.vn/nong-nghiep-huu-co-trien-vong-thach-thuc-va-giai-phap-post25403.html, ngày 11/2/2020.

    Phuong Thien (2018). Hai Lang District Farmers’ Union (Quang Tri province): Supporting farmers to produce clean and high quality agricultural products. Retrieved fromhttp://vietnamfarmerunion.vn/sitepages/news/1084/71782, on September 15, 2019.

    Rajendran N., Tey Y.S., Brindal M., Ahmad Sidique S.F., Shamsudin M.N., Radam A. & Abdul Hadi A.H.I. (2016). Factors influencing the adoption of bundled sustainable agricultural practices: A systematic literature review. International Food Research Journal. 23(5): 2291-2279.

    Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (2018). Báo cáo sơ kết sản xuất vụ Hè Thu 2018, kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2018 - 2019.

    Tâm Đăng (2019). Thừa Thiên Huế tìm giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Truy cập từ https://baodautu.vn/thua-thien-hue-tim-giai-phap-phat-trien-san-xuat-nong-nghiep-ben-vung-d104632.html, ngày 14/1/2020.

    Taro Yamane (1973). Statistics: An Introductory Analysis. 3rd edition, Harper & Row, New York.pp. 915-919.

    UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2016). Quyết định về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020.

    UBND xã Phú Lương, huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Phú Lương năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

    Viet Nam News (2018). Vinh Long organic rice plan yields good results. Retrieved from https://vietnamnews.vn/society/464199/vinh-long-organic-rice-plan-yields-good-results.html, on Novermber 2, 2019.