Ngày nhận bài: 10-04-2012
Ngày duyệt đăng: 06-06-2012
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ỐC Bithyniaspp VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ DO Clonorchis sinensis GÂY RA
Từ khóa
Bệnh sán lá gan nhỏ, Bệnh tích vi thể, Clonorchis sinensis, Đặc điểm sinh học, Ốc Bithynia spp
Tóm tắt
Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu đặc điểm sinh học của ốc Bithynia, vật chủ trung gian thứ nhất của sán lá gan nhỏ và những biến đổi bệnh lý của mèo mắc bệnh sán lá gan nhỏ. Nghiên cứu tiến hành thu lượm ốc ngoài tự nhiên tại 3 tỉnh là Nam Đinh, Hải Dương, Hà Nội và thực hiện trong phòng thí nghiệm. Các kết quả đã khẳng định ốc Bithynia sống chủ yếu ở thủy vực yên tĩnh (58,27%), với tỷ lệ nhiễm Cercaria của sán lá gan nhỏ từ 0,32 - 4,78%. Vào mùa hè ốc nổi trên mặt nước (100%), mùa đông ốc chủ yếu chìm xuống tầng bùn (93,34%). Tỉ lệ đẻ của ốc đạt 100%, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 9 - 12 ngày trong cả mùa hè và mùa thu. Các triệu chứng bệnh tích vi thể của gan và ống mật của mèo nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ tự nhiên: Thành ống mật xơ dầy, một số ống mật bị tắc nên có sự tăng sinh ống mật nhỏ ; xung quanh có các tế bào viêm bao gồm tế bào ái toan, tương bào, tế bào lympho và các đại thực bào. Gan sung huyết, vi quản xuyên tâm dãn rộng chứa nhiều hồng cầu; ở một số vùng tĩnh mạch giữa tiểu thùy và tĩnh mạch gian thùy dãn rộng chứa đầy hồng cầu, tế bào gan bị thoái hóa mỡ và thoái hóa không bào.
Tài liệu tham khảo
Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội (2001). Ký sinh trùng y học. Nhà xuất bản Y học. Tr 192 - 195.
Bùi Thị Dung (2008). Khảo sát khu hệ ốc nước ngọt và tình hình nhiễm ấu trùng sán lá ở 2 xãNghĩa Lạc và Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Bản tin dự án “Ký sinh trùng gây bệnh có nguồn gốc thủy sản ở Việt Nam". Số 07 tháng 6/ 2008,
Nguyễn VănĐề,Phạm Văn Khuê (2009). Bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người vàđộng vật. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Tr 46 - 52
Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996). Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y. Nhà xuất bản nông Nghiệp. Tr 82.
Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980). Động vật không xương sống nước ngọt miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.