Ngày nhận bài: 27-06-2019
Ngày duyệt đăng: 16-09-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NUÔI NGHÊU (Meretrix lyrata) THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT TẠI HAI TỈNH BẾN TRE VÀ NAM ĐỊNH
Từ khóa
Lợi nhuận, môi trường, năng suất, nghêu Bến Tre
Tóm tắt
Thử nghiệm nuôi nghêu thương phẩm trong các ao đất được thực hiện tại tỉnh Bến Tre và Nam Định nhằm đánh giá tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả kinh tế và an toàn thực phẩm của nghêu nuôi ở quy mô sản xuất. Thử nghiệm được tiến hành ở 2 ao đất (tổng diện tích 1,8 ha) tại Bến Tre và 4 ao đất (tổng diện tích 2,2 ha) tại Nam Định. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của nghêu bị ảnh hưởng theo mùa và dao động trong khoảng 1,27-1,39 g/tháng. Tỷ lệ sống của nghêu dao động trong khoảng 70,65-90,00% và có sự khác biệt giữa hai vùng nghiên cứu. Nghêu nuôi ở Bến Tre có tỷ lệ sống cao hơn so với nghêu ở Nam Định. Kích cỡ nghêu thu hoạch từ 48 đến 55 con/kg và nghêu nuôi đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.Năng suất nghêu nuôi ở hai vùng dao động trong khoảng từ 22,08 đến 24,55 tấn/ha/vụ và lợi nhuận từ 19,86 triệu đồng/ha/vụđến 26,86 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/chi phí) ở Bến tre (0,28) cao hơn ở Nam Định (0,22).Kết quả của nghiên cứu đã khẳng địnhứng dụng của mô hình nuôi nghêu thương phẩm trong ao đất ở vùng ven biển nước ta.
Tài liệu tham khảo
Boyd C.E. (1982). Water quality management for pond fish culture. Elsevier Science Pub. Co. Inc.. New York.
Bùi Đắc Thuyết &Trần Văn Dũng (2013). Hiện trạng nghệ nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và Bắc Trung Bộ.Tạp chí Khoa học và Phát triển.11(7): 972-980.
Bùi Ngọc Thanh (2014). Báo cáo tổng kết “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm góp phần ổn định nghề nuôi nghêu thương phẩm ở Việt Nam”.
Calabrese A. (1972). How some pollutants affect embryos and larvae of American oyster and hard-shell clam, Marine & Fishery Review.34(1-12):66-77.
Epifano L.E. & Srnan R.F. (1975). Toxicity of Ammonia, Nitrite Ion, and Orthophosphate to Mercenaria mercenariaand Crassostrea virginica.Marine Biology.33:241-246.
Hatai K., FuruyaK. &Egusa, S. (1978). Studies on the pathogenic fungus associated with black gill disease of kuruma prawn, Penaeus japonicus–I. Isolation and identification of the BG-Fusarium. Fish Pathol.12:219-224.
Huỳnh Minh Sang (2014). Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu, xác định nguyên nhân gây chết nghêu, sò huyết ở Bến Tre và đề xuất các giải pháp khắc phục”. Viện Hải dương học Nha Trang.
Khoa học phổthông(2018). Nghêu Cần Giờ béo mà không cát.Truy cập từ: http://www.khoahocpho thong.com.vn/ngheu-can-gio-beo-ma-khong-cat-51060.html,ngày03/04/2019.
Jack M.W., SturmerL.N.,& Oesterling M.J. (2005). Biology and Culture of the Hard Clam (Mercenaria mercenaria). Southern Regional Aquaculture Center, Publication No. 433.
Jones A.B. &PrestonN. P. (1999). Sydney rock oyster, Saccostrea commercialis(Iredale & Roughley), filtration of shrimp farm effluent: the effects on water quality, Aquaculture Research.30(1):51-57.
Lê Hoàng Bảo (2010). Đánh giá thực trạng khai thác, nuôi và phát triển nguồn lợi nghêu (Meretrix lyrata, Sowerby, 1851) ở vùng ven biển tỉnh Trà Vinh.Luận văn cao học chuyên ngành Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ, 108tr.
Lê Văn Khôi (2014). Hiệu quả của thức ăn sản xuất sinh khối trong ao đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) nuôi trong ao đất. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12(5): 690-696.
Lê Văn Khôi & Lê Thanh Ghi (2015). Ảnh hưởng của mật độ và cỡ giống đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) ương trong ao đất. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(2):192-199.
Li Z., Liu Z., Yao R., LuoC. & YanJ. (2010). Effect of temperature and salinity on the survival and growth of Meretrix lyratajuveniles.Acta Ecol. Sin. 13: 3406-3413.
Mulholland R. (1984). Habitat suitability index models:hard clam. U.S.Fish Wildlife service, 21p.
Ngô Văn Lực (2013). Thử nghiệm mô hình nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannameiBoone, 1931) năng suất cao tại Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học công nghệ Thủy sản. Trường Đại học Nha Trang. 1: 42-48.
Ngô Thị Thu Thảo &Lâm Thị Quang Mẫn (2012a). Ảnh hưởng của độ mặn và thời gian phơi bãi đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của nghêu (Meretrix lyrata).Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ.22a: 123-130.
Ngô Thị Thu Thảo &Lâm Thị Quang Mẫn (2012b). Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến tốc độ lọc tảo, chỉ số độ béo và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata).Tạp chí Khoa họcĐại học Cần Thơ.23b:265-271.
Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Thị Là &Phan Thị Vân (2011). Đánh giá hiện trạng môi trường một số vùng nuôi ngao miền Bắc Việt Nam. Báo cáo thuộc nhiệm vụ khẩn cấp:“Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh cho ngao nuôi ở miền Bắc Việt Nam”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Như Văn Cẩn, Chu Chí Thiết, Lê Thanh Ghi, Nguyễn Bá Lương&M. Kumar (2010). Phát triển công nghệ nuôi nghêu ngoài bãi triểu: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sông của 2 cỡ nghêu (Meretrix lyrata) nuôi ở bãi triều. Báo cáo tổng kết dự án “Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam, số hiệu dự án 027/05 - VIE”, thuộc chương trình CARD (Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và tổ chức AusAID, Australia).
Tang B.,Liu B., Wang G., ZhangT. &Xiang J. (2006). Effects of various algal diets and starvation on larval growth and survival of Meretrix meretrix, Aquaculture.254(1-4):526-533.
Trương Quốc Phú (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hóa và kỹ thuật nuôi nghêu (Meretrix lyrata) ở vùng ven biển Tiền Giang, Bến Tre.Luận án tiến sĩ, Đại học Cần Thơ.
Willows R.I. (1992). Optimal digestive investment: A model for filter feeders experiencing variable diets, Limnology & Occanography.37(4): 829-847.