Ngày nhận bài: 07-11-2017
Ngày duyệt đăng: 26-12-2018
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
SỰ BIẾN ĐỔI HÀM LƯỢNG TANIN,POLYPHENOL VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG OXYHÓA CỦA DỊCH ÉP QUẢ ĐIỀU Ở CÁC GIAI ĐOẠN CHÍN
Từ khóa
Tanin, polyphenol, vitamin C, kháng oxy hóa, quả điều
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự biến đổi hàm lượng tanin, vitamin C, polyphenol và khả năng kháng oxy hóa của dịch ép quả điều ở từng giai đoạn chínkhác nhau. Quả điều thuhoạch tại Bình Phước được phân thành 4 nhóm theo độ chín quả bao gồm: xanh già (X), vừa chín (VC), chín vàng (CV), chín mềm (CM). Kết quả cho thấy hàm lượng tanin giảm rõ rệt từ quả xanh (X) 470±0,02 mg/100ml xuốngquả chín mềm (CM) 130±0,01 mg/100l, vitamin C giảm gần một nửa từ 334±3,7 mg/100l đối với quả xanh (X) xuống176±3,1 mg/100l ở quả chín mềm (CM). Hàm lượng polyphenol ở quả xanh (X) có giá trị rất cao đạt 1.873,3±5,2mg/100l và giảm mạnh gần 7 lần ở quả chín mềm (CM) với 280,6±3,5 mg/100l. Khả năng kháng oxy hóa xác định theo phương pháp bắt gốc tự do DPPH cao nhất ở quả X (IC50= 32,3±2,3 µg chất khô/ml),tiếp đến ở quả VC (IC50= 172,4±2,5 µg chất khô/ml), CV (IC50= 239,6±2,1 µg chất khô/ml) và thấp nhất ở quả CM (IC50= 407,1±2,1 µg chất khô/ml). Năng lực khử giảm dần trong quá trình chín ở quả điều. Hàm lượng tanin, vitamin C, polyphenol và khả năng kháng oxy hóa giảm dần theo thứ tự độ chín quả điều như sau: X > VC > CV > CM. Như vậy, dịch ép quả điều giàu dinh dưỡng và có tính kháng oxy hóa cao;Quả điều ở độ chín vàng (CV) và chín mềm (CM) thích hợp cho việc dùng làm nguyên liệu chế biến rượu vang điều, nước ép điều.
Tài liệu tham khảo
Attri B.L. (2009). Effect of initial sugar concentration on the physico-chemical characteristics and sensory qualities of cashew apple wine. Natural Product Radiance, 8(4): 374-379.
Bộ Nông nghiệp và PTNN (2015).Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hà Nội.
Bùi Trang Việt (2000). Giáo trình Sinh lý thực vật đại cương. Nhà xuất bảnĐại học Quốc gia Tp. HCM.
Đái Thị Xuân Trang, Nguyễn Thị Mai Phương, Võ Thị Ngọc Diễm và Quách Tú Huê (2012). Khảo sát hiệu quả hạ đường huyết và chống oxi hóa của cao chiết cây Nhàu (Morindan citrifolia L.)ở chuột bệnh tiểu đường. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, 23b: 115-124.
Fu L., Xu X.-R., Gan R.-Y., Zhang Y., Xia E.-Q. & Li H.-B. (2011). Antioxidant capacities and total phenolic contents of 62 fruits. Food Chemistry, 129(2): 345-350.
Lê Hữu Hoàng, Lương Công Bình, Nguyễn Xuân Duy, Nguyễn Thế Hân (2017). Khả năng chống oxy hóa và ức chế enzyme tyrosinase của yến sào. Tạp chí khoa học - công nghệ Việt Nam, 10: 28-30.
Isable C.F.R. Ferreira, Paula Baptista, Miguel Vilas-Boas, Lillian Barros (2007). Free-radical scavenging capacity and reducing power of wild edible mushrooms from northeast Portugal: Individual cap and stipe activity. Food Chemistry, 100: 1511-1516.
Lowenthal J. (1877). Uber die bestimmung des gerbstoffs. Z. Anal. Chem., 16: 33-48.
Nguyễn Hồ Thư (2012). Nghiên cứu các đặc tính, ứng dụng và biện pháp kiềm chế tác hại của enzymepolyphenol oxidase từ thực vật. Luận văn thạc sĩ sinh học,Đại học khoa học Tựnhiên, ĐHQG-HCM, tr. 7.
Nguyễn Nữ Thảo Trân (2014). Khảo sát quá trình chín trái ở cây cà phê chè (Coffea arabica L.). Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm thành phốHồ Chí Minh, tr.4.
Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Mai Hữu Phương (2016). Khả năng bắt gốc tự do DPPH và năng lực khử của Nam sâm bò ở Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học Đại học sư phạm thành phố HCM, 12(90): 112-12.
Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Hương Thủy (2012). Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng vitamin C, polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa của quả ổi trong quá trình chín. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(5): 805-811.
Nguyễn MinhThủy, Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Phú Cường, Nguyễn Thị Mỹ Tuyền, Dương Kim Thanh (2011).Ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu và hàm lương tannin bổsung đến chất lượng rượu vang sim (Rhodomyrtus tomentosa wight). Tạp chí Khoa học,Đại học Cần Thơ, 18b: 228-237.
Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Thị Kim Quyên (2009). Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng cà phê sau thu hoạch. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 11: 246-253.
Nguyễn Xuân Duy, Hồ Bá Vương (2013). Hoạt tính chống oxy hóa và ức chế enzyme polyphenoloxydase của một số loại thực vật ăn được ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(3): 364-372.
Quách Đĩnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Thoa (1996). Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả. Nhà xuất bảnKhoa học kỹ thuật - Hà Nội.
Sancho L., YahiaE., Gonzalez-Aguilar G. (2010). Inditification and quantification of phenols, carotenoids, and vitamin C from papaya (Carica papaya L.,cv. Maradol) fruit determined by HPLC-ĐA-MS/MS-ESI.FoodResearchInternational,44(5): 1284-1291.
Sơn Trang (2018). Điều-Ngoạn mục đạt mức 3.5 tỷ đô. Báo Nông nghiệp Việt Nam, http://nongnghiep.vn/ dieu-ngoan-muc-vuot-moc-35-ty-do-post209336. html.
Thaipong K., Boonprakob U., K. Crosby, L. Cisneros-Zevallo, D.H. Byrne (2006). Comparision of ABTS, DPPH, FRAP and ORAC assays for estimating antioxidant activity from guava fruit extracts. Journal of Food Composition and Analysis, 19: 669-675.
Trần Nhật Nam, Nguyễn Phước Minh, Đống Thị Anh Đào (2014). Investigation of processing conditions for dietary fiber production from cashew apple (Anacadium occidentaleL.) residue. International Journal of Scientific & Technology Research, 3(1):2277-8616.
TalasilaU., VechalapuR.R., ShaikK.B.(2012). Clarification, Preservation, and shelf life evaluacation of cashew apple juice. Food Sci. Biotechnol., 21(3): 709-714.