PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ VẰN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG

Ngày nhận bài: 19-06-2018

Ngày duyệt đăng: 11-12-2018

DOI:

Lượt xem

6

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Quyên, C., Hưng, N., Tú, T., Thanh, P., & Đạt, C. (2024). PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ VẰN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(9), 791–798. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/498

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ VẰN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG

Cao Lệ Quyên (*) 1 , Nguyễn Tiến Hưng 1 , Trịnh Quang Tú 1 , Phan Phương Thanh 1 , Cao Tất Đạt 1

  • 1 Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (VIFEP)
  • Từ khóa

    Cá ngừ vằn, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng, lợi nhuận, tác nhân

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) và đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi. Dữ liệu phục vụ cho phân tích được thu thập thông qua phỏng vấn 175 tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá ngừ vằn năm 2017. Phân tích kinh tế chuỗi cho thấy tỷ lệ phân bổ lợi nhuận tính trên 1 kg và trên tổng khối lượng nguyên liệu cá ngừ vằn (khoảng 83.000 tấn/năm) giữa các nhóm tác nhân chuỗi tương ứng: 63,4 và 74,2% cho ngư dân;4,9 và 5,6% cho cơ sở thu mua và 31,1 và 20,18% cho doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị tác nhân tham gia chuỗi, mức phân bổ lợi nhuận bình quân cho mỗi tác nhân ngư dân lại chiếm tỷ trọng rất thấp do nhóm tác nhân này chủ yếu tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ, hộ gia đình (khoảng 2.000 ngư hộ) dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, thiếu hoặc hạn chế về khả năng liên kết với các tác nhân khác trong toàn chuỗi. Đẩy mạnh liên kết chuỗi để tăng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng nguyên liệu; đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu; xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi (tín dụng, bảo hiểm, chia sẻ rủi ro) được đề xuất nhằm nâng chuỗi giá trị cá ngừ vằn theo hướng hiệu quả và bền vững.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi.

    Donald J. Bowersox, David J. Closs and M.Bixby Cooper (2012). Supply chain logistic management, Mc Graw-hill international edition.

    Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP (2017). Số liệu thống kê xuất khẩu thủy sản Việt Nam các năm giai đoạn 2010-2016, Báo cáo thường niên hàng năm.

    KaplinskyR.& MorrisM.(2001).AHandbookforValueChainResearch,InternationalDevelopment ResearchCenter, Ottawa,Canada.

    Lưu Văn Huy, Nguyễn Hữu Ngoan và Nguyễn Tiến Hưng (2017). Năng lực cạnh tranh về giá cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 2006-2015, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(1):128-136.

    Tổng cục Thủy sản (2016). Số liệu thống kê ngành cá ngừ Việt Nam năm 2016, Số liệu thống kê định kỳ hàng năm.

    Viện Nghiên cứu Hải sản (2016). Điều tra, đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, Dự án điều tra cơ bản củaBộNông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013). Giáo trình phân tích CGT sản phẩm,Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ,tr.34-37