ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG LÚA NHẬP NỘI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Ngày nhận bài: 05-11-2018

Ngày duyệt đăng: 25-12-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Quang, T., Hòa, T., Hải, T., Anh, Đinh, & Nhung, T. (2024). ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG LÚA NHẬP NỘI TẠI THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(7), 625–637. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/486

ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG LÚA NHẬP NỘI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Trần Minh Quang (*) 1 , Trần Đăng Hòa 1 , Trương Thị Hồng Hải 2 , Đinh Hồ Anh 1 , Trần Thị Phương Nhung 1

  • 1 Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • 2 Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế
  • Từ khóa

    Lúa nhập nội, khả năng chịu hạn, không chủ động tưới tiêu, thích nghi

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá một số đặc điểm nông sinh học và khả năng chịu hạn của tập đoàn lúa nhập nội từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tại Thừa Thiên Huế thông qua thí nghiệm hạn nhân tạo trong phòng thí nghiệm và trên đồng ruộng không tưới. Kết quả thí nghiệm gây hạn nhân tạo cho thấy tập đoàn lúa nhập nội có tỷ lệ nảy mầm khi xử lý bằng dung dịch KClO32% dao dộng từ 39,57% đến 89,67%, chiều dài rễ mầm dao dộng trong khoảng 0,64-3,07cm; một số dòng lúa có khả năng chịu hạn tương đối tốt khi gây hạn bằng cách không tưới nước ở giai đoạn mạ vàđẻ nhánh. Thí nghiệm tập đoàn ngoài đồng ruộng cho thấy tập đoàn lúa nhập nội có thời gian sinh trưởng dao động từ 111 đến 127 ngày, thuộc nhóm lúa trung ngày và dài ngày; chiều cao cây dao động trong khoảng 73,5-122,3 cm; khả năng đẻ nhánh từ 9,2 đến 21,2 nhánh; số nhánh hữu hiệu từ 6 đến 17 nhánh. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ở một số dòng tương đối cao. Các dòng lúa đều có khả năng chịu hạn tốt trong điều kiện không chủ động tưới tiêu ở vụ Đông Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và PTNN (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị sử dụng và giá trị canh tác của giống lúa (QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT).

    Bouman B. (2007). A conceptual framework for the improvement of crop water productivity at different spatial scales. Agric. Syst., 93: 43-60.

    CIMMYT (2005). Drought; Grim reaper of havests and lives; Annual repost 2004-2005 CIMMYT.

    Đinh Thị Phòng (2001). Nghiên cứu khả năng chịu hạn và chọn dòng chịu hạn ở lúa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, Luận ántiến sĩ sinh học, Viện Công nghệ sinh học.

    Fischer K.S., R. Lafitte, S. Fukai, G. Atlin & B. Hardy (2003). Chọn tạo giống lúa cho môi trường hạn (Vũ Văn Liết dịch), Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998). Phân lập gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Nguyễn Việt (2012).Đánh giá tổng hợp về hạn hán ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 7: 93-97.

    Trần Nguyên Tháp (2001). Nghiên cứu xác định một số đặc trưng của các giống lúa chịu hạn và chọn tạo giống lúa chịu hạn CH5, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam.

    Vũ Thị Bích Hạnh (2004). Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lúa địa phương vùng núi Tây Bắc sau chọn lọc trong vụ xuân 2004 tại Gia Lâm, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

    Vũ Tuyên Hoàng, Trương Văn Kính (1995). Chọn tạo giống lúa năng suất cao cho vùng khô hạn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.