ẢNH HƯỞNG SỐC ĐỘMẶN TRONG GIAI ĐOẠN THẢ GIỐNG LÊN SINH TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) ƯƠNG THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC

Ngày nhận bài: 16-12-2017

Ngày duyệt đăng: 16-04-2018

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Tới, H., & Vân, N. (2024). ẢNH HƯỞNG SỐC ĐỘMẶN TRONG GIAI ĐOẠN THẢ GIỐNG LÊN SINH TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) ƯƠNG THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(2), 132–140. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/426

ẢNH HƯỞNG SỐC ĐỘMẶN TRONG GIAI ĐOẠN THẢ GIỐNG LÊN SINH TRƯỞNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) ƯƠNG THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC

Huỳnh Thanh Tới (*) 1, 2 , Nguyễn Thị Hồng Vân

  • 1 Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ
  • 2 Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Tôm sú, Penaeus monodon, độ mặn, biofloc

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) giai đoạn giống. Thí nghiệm được thực hiện với 7 nghiệm thức: 5 nghiệm thức cho thí nghiệm sốc độ mặn, tôm từ độ mặn 20‰thả ương trực tiếp ở độ mặn 5‰, 10‰, 15‰, 20‰(đối chứng), 30‰và2 nghiệm thức cho nghiệm thức tôm được thuần hóa, tôm ở 20‰được tiến hành thuần nhanh trong 3 giờ và thuần chậm trong 3 ngày xuống 5‰vàthả vào ương ở độ mặn 5‰, mật độ ương là 2 con/L. Kết quả sau 20 ngày ương cho thấy các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho phát triển của tôm. Sự thay đổi độ mặn đột ngột trong quá trình thả giống không ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của tôm, nhưng đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ sống đạt cao nhất (98,3%) khi thả nuôi không bị sốc độ mặn ở lô đối chứng (20‰) vàthấp nhất là 67,0% ở lô sốc độ mặn 20‰xuống 10‰và60,7% khi thả nuôi từ độ mặn 20‰xuống 5‰. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của tôm sú bị ảnh hưởng khá lớn khi tôm bị sốc độ mặn ở ngưỡng cao (giảm độ mặn xuống đột ngột từ 10 đến 15‰), nhưng khi tăng độ mặn từ 20 - 30‰thìkhông ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm sú. Tôm giống được thuần nhanh và thuần chậm không ảnh hưởng đến tăng tưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi.

    Tài liệu tham khảo

    Avnimelech Y (1999). Carbon/nitrogen ratioas a control element in aquaculture systems. Aquaculture, 176: 227-235.

    Bindu, R.P. and Diwan, A.D (2002). Effects of acute salinity stress on oxygen consumption and ammonia excretion rates of the marine shrimp Metapenaeus monoceros. J. Crustcean Biol., 22(1): 45-52.

    Boyd, C.E. and Tucker, C.S (1998). Pond Aquaculture Water Quality Mannagement. Kluwer Academic Publishing, Boston, MA, USA.

    Chanratchakool, P (2003). Problems in Penaeus monodon culture in low salinity areas. Aquaculture Centres in Asia-Pacific, 8(1): 55-56.

    Chanratchakool, P., Turnbull, J. F., Funge-Smith, S. & Limsuwan, C (1995). Health management in shrimp ponds (2nd ed.). Aquatic Animal Health Research Institute, Bangkok.

    Châu Tài Tảo, Lý Văn Khánh và Trần Ngọc Hải (2017). Ảnh hưởng của tỷ lệ C/N lên tăng trưởng, tỷ lệ sống ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) ương nuôi trong hệ thống biofloc. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 49b: 64-71.

    Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải, Lý Minh Trung (2015). Nghiên cứu ương giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofloc ở các mức nước khác nhau. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 39: 92-98.

    Chen, H.C (1985). Water quality criteria for farming the grass shrimp, Penaeus monodon. First international conference on the culture of penaeid prawns/shrimps. Aquaculture department. SEAFDEC, p. 165.

    Chen, J, C and T, S, Chin (1998). Accute oxicty of nitrite to tiger prawn, Penaeus monodon, larvae, Aquaculture, 69: 253-262.

    Hà Kiều (2017). Online: https://tongcucthuysan.gov. vn/vi-vn/tin-t%E1%BB%A9c/-ngh%E1%BB%81-c%C3%A1-trong-n%C6%B0%E1%BB%9Bc/doc-tin/008317/2017-07-03/tong-san-luong-thuy-san-6-thang-dau-nam-dat-3328-trieu-tan-tang-42-so-cung-ky

    Hari, B., B. Madhusoodana Kurup, J. T. Varghese, J. W. Schrama and M. C. J. Verdegem (2006). The effect of carbohydrate addition on water quality and the nitrogen budget in extensive shrimp culture systems" Aquaculture, 252(2-4): 248-263.

    Kumlu, M. D.A. Jones (1995). Salinity tolerance of hatchery-reared postlarvae of Penaeus indicus H. Milne Edwards originating from India. Aquaculture, 130 pp.

    Hari, B., Madhusoodana Kurup, B., Varghese, J.T., Schrama, J.W., Verdegem, M.C.J (2006). The effect of carbohydrate addition on water quality and the nitrogen budget in extensive shrimp culture systems. Aquaculture, 252(2-4): 248-263; 287-296.

    Padlan, P.G (1982). Pond culture of penaeid shrimp. United Nations Development Programme Food and Agriculture Organization of the United Nations Nigerian institute for oceanography and marine research, Port Harcourt, Nigeria, p. 14.

    Phùng Đức Chính và Nguyễn Tiền Giang (2015). Tác động của biến đổi khí hậu đến các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 31(3S): 37-43.

    Soyel, H.B. and Kumulu, M (2003). The effects of Salinity on Postlarval Growth and survival of Penaeus semisulcatus (Decapoda: Penaeidae). Turkish Journal of Zoology, 27: 22 -225.

    Toi, HT, Boeckx, P., Sorgeloos, P., Bossier, P. and Van Stappen, G (2013a). Bacteria contribute to Artemia nutrition in algae-limited conditions: A laboratory study. Aquaculture, 7: 388 - 391.

    Trần Ngọc Hải và Lê Quốc Việt (2016). Ứng dụng công nghệ biofloc trong ương tôm sú (Penaeus monodon) giống với các mật độ khác nhau. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 47: 96-101.

    Võ Thành Đạt (2015). Ứng dụng công nghệ bifloc ương tôm sú (Penaeus monodon) giống với các mật độ khác nhau. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Nuôi trồng Thủy Sản. Thư viện khoa Thủy Sản. Trường đại học Cần Thơ.

    Vũ Thế Trụ (2001). Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Whestone, J.M., G. D. Treece, C. L Browdy and A. D. Stokes (2002). Opportunities and Constraints in Marine Shrimp Farming. Southern Regional Aquaculture Center (SRAC) publication No. 2600 USDA.