LỰA CHỌN THỜI VỤ CHO HAI GIỐNG LÚA NẾPKHẨU PÁI VÀ KHẨU LƯỜNG VÁN - ĐẶC SẢN CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

Ngày nhận bài: 20-02-2017

Ngày duyệt đăng: 03-05-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Lân, N. (2024). LỰA CHỌN THỜI VỤ CHO HAI GIỐNG LÚA NẾPKHẨU PÁI VÀ KHẨU LƯỜNG VÁN - ĐẶC SẢN CỦA TỈNH TUYÊN QUANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(4), 319–328. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/375

LỰA CHỌN THỜI VỤ CHO HAI GIỐNG LÚA NẾPKHẨU PÁI VÀ KHẨU LƯỜNG VÁN - ĐẶC SẢN CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

Nguyễn Thị Lân (*) 1

  • 1 Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên
  • Từ khóa

    Chất lượng, đặc sản, hiệu quả kinh tế, lúa nếp, năng suất

    Tóm tắt


    Để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, góp phần mở rộng diện tích 2 giống lúa nếp đặc sản (Khẩu Pái và Khẩu Lường ván) của tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi thiết kế thí nghiệm với 4 thời vụ (gieo mạ ngày 15/5, 30/5, 15/6 và 30/6; cấy mạ 20 ngày tuổi) và thời vụ của nông dân (gieo mạ ngày 15/4, cấy mạ 35 ngày tuổi) được sử dụng làm đối chứng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống Khẩu Pái tương tự như giống Khẩu Lường ván. Thời gian sinh trưởng của 2 giống lúa đều giảm ở thời vụ gieo muộn; khả năng đẻ không cao, đặc biệt là ở thời vụ đối chứng; chiều cao cây, độ cứng cây và chất lượng cơm chịu ảnh hưởng không rõ ràng của thời vụ. Cả 2 giống lúa đều có thể gieo mạ từ ngày 15/5 - 15/6, trong đó giống Khẩu Pái gieo mạ tốt nhất ngày 15/6 (năng suất thực thu 42,82 - 42,96 tạ/ha, lãi thuần 32.779.400 - 33.059.400 đ/ha); giống Khẩu Lường ván gieo mạ tốt nhất ngày 30/5 (năng suất thực thu 43,15 - 44,83 tạ/ha, lãi thuần 33.439.400 - 36.799.400 đ/ha).

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa”, QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT, Ban hành theothông tư số 48/2011-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011.

    Dương Gia Định (2012). “Phục tráng và phát triển giống lúa Tan Hin, Tan Lo, Săm Pa Tong trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, tr. 35-37; 62-63.

    Inukai T., and Hirayama Y. (2010). “Comparison of starch level reduced by high temperature during ripening in japonica rice lines near-isogenic for tha Wx locus”, Journal of Agronomy and crop science, 196: 296-301.

    Jin Zheng-xun, Qian Chun-rong, Yang Jing, Liu Hai-ying, Jin Xue-yong (2005). “Effect of temperature at grain filling stage on activities of key enzymes related to starch synthesis and grain quality of rice”, Rice science, 12(4): 261-266.

    Krishnan P., Ramakrishnan B., Raja Reddy K., and Reddy V.R. (2011). Advance in Agronomy, Voll. 111, Academic Press., pp. 123-157

    Nguyễn Thị Lân, Dương Trung Dũng, Lưu Thị Xuyến, Nguyễn Viết Hưng (2016). “Phục tráng một số giống lúa đặc sản tại tỉnh Tuyên Quang”, Báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, tr. 41-45.

    Nguyễn Văn Hoan (2006). Cẩm nang cây lúa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 172-179; 259 - 289.

    Đỗ Thị Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ (2012). Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Hoàng Văn Phụ (2012). “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên đất không chủ động nước tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên”. Tạp chí khoa học & kỹ thuật, Bộ NN&PTNN, 10: 20-26.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang (2016). Báo cáo tổng kết năm 2014 - 2016.

    Phạm Thị Thu và Hoàng Văn Phụ (2014). Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI (System of Rice Intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại Bắc Kạn, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, 119(5): 35-40.

    Trạm khí tượng Hàm Yên (2016). Số liệu khí tượng huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang năm 2015, 2016.

    Bùi Văn Viện (2016). Một số vấn đề cần chú ý trong sản xuất vụ mùa 2016,http://www.hoinongdan. org.vn. Trích dẫn ngày 18/3/2017.

    Yang Hua-long, Yang Zhe-ming, Lu Bi-lin (2001). “Effect ofecological environment on rice quality”, Hubei Agricultural Science, 6: 14-16.

    Zhen-zhen Cao, Gang Pan, Fu-biao Wang, Ke-su Wei, Zhao-wei Li, Chun-hai Shi, Wei Geng, Fang-min Cheng (2015). “Effect of high temperature on the expressions of genes encoding starch synthesis enzymes in developing rice andosperms”, Journal of Integrative Agricultre, 144: 642-659.

    Zhu Xu-dong, Xiong Zheng-ming, Luo Yu-kuen (1993). Effect of different sowing seasons on rice quality”, Rice Sci. China, 7(3): 172-174.