Ngày nhận bài: 09-01-2017
Ngày duyệt đăng: 26-03-2017
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC KALI BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG QUANG HỢPVÀ VẬN CHUYỂN HYDRAT CARBON KHÔNG CẤU TRÚC CỦA DÒNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY DCG72
Từ khóa
Mức kali, quang hợp, hydrat carbon không cấu trúc, lúa cực ngắn ngày
Tóm tắt
Thí nghiệm chậu vại thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 5 lần nhắc lại được thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong vụ mùa 2016 nhằm tìm hiểu khả năng quang hợp và vận chuyển hydrat carbon không cấu trúc của dòng lúa cực ngắn ngày DCG72 ở 3 mức kali bón (không bón - K0: 0 g K2O/chậu; thấp - K1: 0,5 g K2O/chậu và cao - K2: 1,0 g K2O/chậu), giống Khang dân 18 (KD18) được sử dụng làm đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ quang hợp của 2 dòng/giống ở giai đoạn chín sáp tương quan với năng suất cá thể và tăng từ mức bón K0 lên K1, tiếp tục tăng mức bón lên K2 dòng DCG72 giảm do diện tích lá và hàm lượng diệp lục trong lá giảm, trong khi giống KD18 không giảm. Khả năng vận chuyển hydrat carbon không cấu trúc của 2 dòng/giống tại mức K1 cao hơn so với K0 và K2, ở mức K1 dòng DCG72 đạt cao hơn so với KD18. Năng suất cá thể tăng từ mức K0 lên K1 ở cả 2 dòng/giống, tiếp tục tăng lên mức K2 làm giảm chỉ tiêu này ở dòng DCG72 và không làm tăng ở giống KD18. Dòng DCG72 có năng suất cá thể tương đương với KD18 ở mức K0, cao hơn so với KD18 ở mức K1 là do số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt cao. Tại mức bón K2 dòng DCG72 có khả năng quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp thấp nên có số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc thấp, do đó năng suất cá thể thấp hơn so với KD18.
Tài liệu tham khảo
Viện Thổ nhưỡng nông hóa (2005). Sổ tay phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 75.
Phạm Văn Cường và Hoàng Tùng (2005). Mối liên hệ giữa ưu thế lai về khả năng quang hợp và hiệu suất sử dụng đạm của lúa lai F1 (Oryza sativa L.). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 3(4): 253-256.
Phạm Văn Cường, Ngô Văn Toản, Dương Thị Thu Hằng (2008). Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến một số chỉ tiêu quang hợp và năng suất hạt của lúa lai F1 trong điều kiên bón phân đạm thấp. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 10 (tháng 10): 24-28.
Phạm Văn Cường, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Văn Hoan (2016). Kết quả chọn tạo dòng Khang Dân 18 cải tiến (DCG72) ngắn ngày và amylose thấp. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 1 (tháng 6): 37-43.
Đinh Dĩnh (1970). Nghiên cứu về lúa ở nước ngoài. Nhà xuất bản Khoa học, tr. 25 và 170.
Gautam Pr., B. Lal, R. Tripathi, M. Shahid, M.J. Baig, S. Maharana, C. Puree, A.K. Nayak (2016). Beneficial effects of potassium application in improving submergence tolerance of rice (Oryza sativa L.). Environmental and Experimental Botany, 128: 18-30.
Tăng Thị Hạnh, Phạm Văn Cường, Phan Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Trang, Lê Thị Vân (2012). Ưu thế lai về quang hợp ở lá đòng của giống lúa lai Việt Lai 50 (Oryza sativa L.) trong thời kỳ chín. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 1 (tháng 8): 25-29.
Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Công Điển, Đỗ Thị Hường, Vũ Hồng Quảng, Phạm Văn Cường (2014). Đặc tính quang hợp, chất khô tích luỹ và năng suất hạt của dòng lúa ngắn ngày DCG66 trên các mức đạm bón và mật độ cấy khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 12(2): 146-158.
Vũ Văn Hiển (2011). Sự tích lũy nitơ, phopho và kali trong cây lúa trồng trên đất phù sa sông Hồng dưới tác động của đế độ phân bón khác nhau. Tạp chí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 56(3): 93-99.
Đỗ Thị Hường, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường (2014). Tích lũy hydrat carbon không cấu trúc trong thân của dòng lúa ngắn ngày ở các mức đạm bón khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(8): 1168-1176.
IshimaruK., M. Kosone, H. Sasaki, T. Kashiwagi(2004). Leaf contents differ depending on the position in a rice leaf sheath during sink-source transition, Plant Physiology and Biochemistry, 42: 855-860.
Lê Văn Khánh, Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh (2015). Khả năng tích lũy chất khô và vận chuyển hydrat carbon của các dòng lúa Khang dân 18 cải tiến. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 13(4): 534-542.
Lê Văn Khánh, Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Võ Thị Nhung (2016a). Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số dòng lúa cực ngắn ngày trong vụ hè thu tại tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(8): 1245-1254.
Lê Văn Khánh, Vũ Quang Sáng, Tăng Thị Hạnh, Đinh Mai Thùy Linh (2016b). Khả năng quang hợp và tích lũy chất khô của dòng lúa cực ngắn ngày DCG72 trên các mức đạm khác nhau. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11): 1707-1715.
Nguyễn Thị Lan (2006). Nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến một số chỉ tiêu và năng suất lúa tại tỉnh Hà Nam và tỉnh Thanh Hóa. Báo cáo khoa học Hội thảo "khoa học công nghệ quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và PTNT, tr. 264-268.
Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Văn Duy (2009). Xác định lượng đạm và kali bón thích hợp cho lúa XI23 trong vụ xuân tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học và phát triển, 7(5): 585-594.
Mohd Zain N.A., and M.R., Ismail (2016). Effects of potassium rates and types on growth, leaf gas exchange and biochemical changes in rice (Oryza sativa) planted under cyclic water stress. Agricultural Water Management 164: 83-90
OhnishiMasao and Takeshi Horie(1999). A Proxy Analysis of Nonstructural Carbohydrate in Rice Plant by Using the Gravimetric Method. Japanese Journal of Crop Science, 68(1): 126-136.
Takai T., A. Ohsumi, Y. San-oh, M. Rebecca, M. Laza, T. Kondo, T. Yamamoto and M. Yano (2009). Locus controlling carbon isotope discrimination and its contribution to stomatal conductance in japonica rice, Theoretical and applied genetics, 118: 1401-1410.
Lê Vĩnh Thảo (2002). Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa BM9855 và IR64 trong vụ xuân 2002. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 12: 1133-1139.
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Trạch, Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 191-193.
Nguyễn Quốc Trung và Phạm Văn Cường (2015). Xác định gen quy định thời gian trỗ sớm ở cây lúa bằng phương pháp phân tích các điểm tính trạng số lượng (QTL). Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 1 (tháng 11): 10- 15.
Đào Thế Tuấn (1979). Sinh lý của ruộng lúa năng suất cao. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 311-318.
Wang M., Q. Zheng, Q. Shen, S. Guo (2013). The Critical Role of Potassium in Plant Stress Response. International Journal of Molecular Sciences, 14: 7370-7390.
Yoshida (1985). Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp: 185-186; 213-218; 273-324.
Zed R. and P. M. Damon (2008). Crops and genotypes differ in efficiency of potassium uptake and use. Physiologia Plantarum 133: 624-636.
Zheng, Y.-M.,. Ding Y.-F, Liu, Z.-H.and Wang, S.-H. (2010). Effects of panicle nitrogen fertilization on non-structural carbohydrate and grain filling in indica rice, Agricultural Sciences in China, 9: 1630-1640.
Zörb C., M. Senbayram, E. Peiter (2013). Potassium in agriculture - Status and perspectives. Journal of Plant Physiology. 14 pages.