ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU CỦA DÒNG LÚA MANG MỘT ĐOẠN NHIỄM SẮC THỂ TỪ GIỐNG Japonica ASOMINORI TRÊN NỀN DI TRUYỀN GIỐNG Indica IR24

Ngày nhận bài: 18-01-2017

Ngày duyệt đăng: 13-03-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hạnh, N., Hoan, N., & Cường, P. (2024). ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU CỦA DÒNG LÚA MANG MỘT ĐOẠN NHIỄM SẮC THỂ TỪ GIỐNG Japonica ASOMINORI TRÊN NỀN DI TRUYỀN GIỐNG Indica IR24. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(1), 20–26. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/347

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU CỦA DÒNG LÚA MANG MỘT ĐOẠN NHIỄM SẮC THỂ TỪ GIỐNG Japonica ASOMINORI TRÊN NỀN DI TRUYỀN GIỐNG Indica IR24

Nguyễn Hồng Hạnh (*) 1 , Nguyễn Văn Hoan 2 , Phạm Văn Cường 2, 3

  • 1 NCS Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm nghiên cứu cây trồng Việt Nam - Nhật Bản
  • 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    CSSLs, đặc điểm hình thái giải phẫu, bó mạch lớn, bó mạch nhỏ

    Tóm tắt


    Thí nghiệm trong chậu bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 lần nhắc lại được thực hiện tại nhà lưới Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vụ mùa 2016 nhằm đánh giá đặc điểm hình thái, giải phẫu của dòng lúa DCG66. Vật liệu thí nghiệm gồm giống lúa Asominori thuộc loài phụ Japonica là thể cho, giống IR24 thuộc loài phụ Indica là thể nhận, IAS66 là dòng mang một đoạn nhiễm sắc thể được tạo ra từ tổ hợp lai IR24/Asominori ở thế hệ BC2F3, dòng lúa DCG66 được chọn lọc từ IAS66 ở thế hệ BC2F8. Ở giai đoạn trỗ, lấy ngẫu nhiên 5 cây/dòng, giống để đo các chỉ tiêu hình thái và giải phẫu ở các bộ phận: rễ, đốt gốc, đốt cổ bông và lá đòng. Ở giai đoạn chín, 5 cây/lần nhắc được lấy để đo đếm các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng lúa DCG66 có năng suất cá thể vượt so với IR24 là 11,5%, Asominori là 53,5% và IAS66 là 29,1% là do sự đóng góp của số hạt/bông nhiều. Đường kính lóng thân, thể tích rễ, tổng diện tích bề mặt rễ, số bó mạch lớn ở gốc, cổ bông và lá đòng của DCG66 cũng cao hơn Assominori, IR24 và IAS66. Số bó mạch lớn và nhỏ của cổ bông có tương quan chặt với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể ở tất cả các dòng/giống nghiên cứu.

    Tài liệu tham khảo

    Đỗ Việt Anh (2008). Đặc trưng hình thái giải phẫu thân và tính chống đổ của một số giống lúa mới- ngắn ngày. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6: 223-227.

    Vũ Hồng Quảng, Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Hoan và Phạm Văn Cường (2014). Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của dòng DCG66 chọn lọc từ tổ hợp lai xa giữa giống lúa Indica IR24 với giống lúa Japonica Asosimori. Tạp chí Khoa học công nghệ, kỳ 2, tháng 7, trang 3-7.

    Long S.P.,.Zhu X. G., Naidu S. L., Ort D. R. (2006). Can improvement in photosynthesis increase crop yield. Plant Cell Environ.,29: 315-330.

    Fischer R. A., Edmeades G. O. (2010). Breeding and cereal yield progress. Crop Sci., 50: S85-S98.

    Khush, G.S. (2005). What it will take to feed 5.0 billion rice consumers in 2030. Plant molecular biology, 59: 1-6.

    Kim Je Kyu and Vergara B.S. (1991). Morpho-anatomical characteristics of different panicles in low and high tillering rices. Korean J. Crop. Sci., 36(6): 568-575.

    Kubo, T., Aida, Y., Nakamura, K., Tsunematsu, H., Doi, K., Yoshimura, A. (2002). Reciprocal Chromosome Segment Substitution Series Derived from Japonica and Indica Cross of Rice (Oryza sativa L.). Breeding Science, 52: 319-325.

    Lee, D. J., Benito, S.V., Oscar, B.Z., Kim, B. K., Chae, J. C. (1992). Development of vascular bundles in the peduncle of different tillers and its relationship to panicle characteristics in rice. Korean Journal of Crop Science, 37: 155-165.

    Liu, T., Bi, W., Zhang, J., Cui, Y., Yan, Z., Wang, Y., Fei, C., Xu, H., Tang, L., Chen, W. (2016). Characterization of the relationship between vascular bundles features and indica. Euphytica, 209: 739-748.

    Takai, T., Nonoue, Y., Yamamoto, S.-i., Yamanouchi, U., Matsubara, K., Liang, Z.-W., Lin, H.-x., Ono, N., Uga, Y., Yano, M., 2007. Development of chromosome segment substitution lines derived from backcross between indica donor rice cultivar'Nona Bokra'and japonica recipient cultivar'Koshihikari'. Breeding Science, 57: 257-261.

    Vergara, B., Venkateswarlu, B., Janoria, M., Ahn, J., Kim, J., Visperas, R. (1991). Rationale for a low tillering rice plant type with high-density grains. Direct Seeded Flooded Rice in the Tropics. IRRI, Los Banos, Philippines, pp. 39-53.

    Wu, L.L., Liu, Z.L., Wang, J.M., Zhou, C.-Y., Chen, K.M., 2011. Morphological, anatomical, and physiological characteristics involved in development of the large culm trait in rice. Australian Journal of Crop Science, 5: 1356.

    Zhang, H., Xue, Y., Wang, Z., Yang, J., Zhang, J. (2009). Morphological and physiological traits of roots and their relationships with shoot growth in “super” rice. Field Crops Research, 113: 31-40.

    Zhu, W., Lin, J., Yang, D., Zhao, L., Zhang, Y., Zhu, Z., Chen, T., Wang, C. (2009). Development of chromosome segment substitution lines derived from backcross between two sequenced rice cultivars, indica recipient 93-11 and japonica donor Nipponbare. Plant molecular biology reporter, 27: 126-131.