ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA GÀ TRE MẮC BỆNH CẦU TRÙNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Ngày nhận bài: 04-04-2016

Ngày duyệt đăng: 06-06-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Chương, H., Lân, Đinh, Sơn, N., Ngân, P., & Nam, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA GÀ TRE MẮC BỆNH CẦU TRÙNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(6), 877–884. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/307

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA GÀ TRE MẮC BỆNH CẦU TRÙNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Huỳnh Văn Chương (*) 1 , Đinh Thị Bích Lân 1 , Nguyễn Vũ Sơn 2 , Phạm Hồng Ngân 2 , Nguyễn Hữu Nam 3

  • 1 Viện Côngnghệsinhhọc, ĐạihọcHuế
  • 2 Khoa Thúy, HọcviệnNôngnghiệpViệtNam
  • 3 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Biến đổi bệnh lý, bệnh cầu trùng, chỉ tiêu lâm sàng, , tỷ lệ

    Tóm tắt


    Đề tài nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng và đặc điểm bệnh lý chủ yếu của gà Tre mắc bệnh cầu trùng tại Thừa Thiên Huế đã tiến hành xét nghiệm 978 mẫu phân gà giai đoạn 1 - 42 ngày tuổi để kiểm tra noãn nang cầu trùng bằng phương pháp phù nổi và quan sát một số chỉ tiêu lâm sàng. Đồng thời tất cả những gà chết bởi cầu trùng được mổ khám để thu mẫu bệnh phẩm xác định bệnh lý đại thể và vi thể. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm cầu trùng của gà ở 3 xã nghiên cứu là 50,92%. Gà nhiễm cầu trùng rất sớm, thời điểm xuất hiện noãn nang trong phân khoảng8 - 14 ngày tuổi. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng cao nhất ở gà 15 - 35 ngày tuổi và sau đó giảm dần. Gà bị bệnh cầu trùng thể hiện các triệu chứng: ủ rũ, ít vận động, tiêu chảy, phân có màng nhầy, có bọt và máu. Biến đổi bệnh lý chủ yếu tập trung ở ruột non và manh tràng, manh tràng căng phồng lên và lớp niêm mạc bị bào mòn, xuất huyết. Các tổn thương vi thể thấy rõ như sung huyết, xuất huyết nặng, thoái hóa, hoại tử tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm tại manh tràng. Ngoài ra cũng có các tổn thương bệnh lý tại hồi tràng và trực tràng. Trên tiêu bản vi thể quan sát được các giai đoạn phát triển khác nhau của cầu trùng ở tế bào biểu mô ruột.

    Tài liệu tham khảo

    Adamu, M., C. Boonkaewwan, N. Gongruttananun and M. Vongpakorn (2013). Hematological, Biochemical and Histopathological Changes Caused by Coccidiosis in Chickens. Kasetsart J. (Nat. Sci.),47:238 - 246.

    Conway, D.P. and M.E. McKenzie (2007). Poultry Coccidiosis, Diagnostic and Testing Proceduces. Iowa, USA: Blackwell Publishing.

    Conway, D.P., K. Sasai, S.M. Gaafar and C.D. Smothers (1993). Effects of Different Levels of Oocyst Inocula ofEimeria acervulina,E. tenella, and E. maximaon Plasma Constituents, Packed Cell Volume, Lesion Scores, and Performance in Chickens. Avian Dis.,37:118-123.

    Dương Công Thuận (2002). Phòng trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình.Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

    Đoàn Thị Thảo, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Hữu Nam và Phạm Hồng Ngân(2015). Một số chỉ tiêu lâm sàng và biến đổi bệnh lý ở gà mắc bệnh cầu trùng thực nghiệm. Tạp chí KHKTThú y, XXII(5): 34-43.

    Fleck, S.L.and A.H. Moody (1993). Diagnosistic technique in medical parasitology. Cambidge University Press. pp. 10-14.

    Hoàng Thạch, Phan Hoàng Dũng, Lê Thanh Ngà, Nguyễn Thị Mỹ Hiền và Lê Đức Thắng (1997). Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị bệnh cầu trùng. Tạp chí KHKT Thú y, IV(1).

    Lê Văn Năm (2004). Bệnh cầu trùng gia súc gia cầm.Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, tr.46.

    Nguyễn Thành Chung (2010). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh cầu trùng gà. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại họcNông nghiệp,Hà Nội, tr.78.

    Nguyễn Phúc Khánh, Trần Ngọc Bích và Nguyễn Hồ Bảo Trâm (2015). Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng và chỉ tiêu sinh lý máu trên đàn gà ở quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học,Trường Đại học Cần thơ, 35:1-5.

    Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006).Bệnh đơn bào ký sinh ở động vật nuôi.Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội,tr.25.

    Prophet, E.B. (1992). Laboratory methods in histotechnology Washington, D.C: American Registry of Pathology.

    Reid, W.M. (1978). Coccidiosis. In:Diseases of Poultry,7th editionAmes, IA: Iowa State Univ. Press.

    Shirley, M.W. (1986). New methods for identifications of species and strains of Eimeria. Reseach in avian coccidiosis. pp. 13-25.