KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH BẠC LÁ, ĐẠO ÔN, RẦY NÂU CỦA 4 GIỐNG LÚA PHỤC TRÁNG:NẾP ĐÈO ĐÀNG, TẺ PUDE, BLECHÂU VÀ KHẨU DAO

Ngày nhận bài: 25-11-2016

Ngày duyệt đăng: 05-05-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tôn, P. (2024). KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH BẠC LÁ, ĐẠO ÔN, RẦY NÂU CỦA 4 GIỐNG LÚA PHỤC TRÁNG:NẾP ĐÈO ĐÀNG, TẺ PUDE, BLECHÂU VÀ KHẨU DAO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(4), 551–558. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/283

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH BẠC LÁ, ĐẠO ÔN, RẦY NÂU CỦA 4 GIỐNG LÚA PHỤC TRÁNG:NẾP ĐÈO ĐÀNG, TẺ PUDE, BLECHÂU VÀ KHẨU DAO

Phan Hữu Tôn (*) 1, 2

  • 1 Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nguồn gen Cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bệnh bạc lá, đạo ôn, gen Xa4, Xa7, Pi-ta và Bph10, rầy nâu

    Tóm tắt


    Việt Nam là một trong những trung tâm khởi nguyên của cây lúa nên có nguồn gen vô cùng phong phú. Đặc biệt ở nước ta tồn tại rất nhiều giống lúa địa phương mang gen kháng sâu bệnh và những tính trạng quý hiếm cho công tác chọn tạo giống. Trong nghiên cứu này, 4 giống lúa địa phương nếp Đèo đàng, tẻ Pude, Blechâu và Khẩu dao được khảo sát về khả năng kháng bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu bằng lây nhiễm nhân tạo sử dụng 10 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá miền bắc Việt Nam, 2 quần thể rầy nâu và 3 isolate nấm đạo ôn. Đồng thời sử dụngcác chỉ thị phân tử DNAđể xác địnhkhả năng chứagen kháng bệnh bạc lá như:chỉ thị MP2 xác định khả năng chứa gen kháng Xa4, chỉ thị P3 xác định gen kháng Xa7,chỉ thị YL155/YL 87 phát hiện khả năng chứa gen Pi-takhángbệnhđạo ôn vàchỉ thị RG457Lphát hiện gen Bph10 kháng rầy nâu. Kết quả thu được giống Blechâu chứa 3 gen kháng Xa4, Xa7 và Pi-ta,Khẩu dao mang gen Xa4và Bph10, giống nếp Đèo đàng chứa gen Xa7và Pi-ta, tẻ Pude mang gen Xa4 vàBph10. Các giống chứa các gen kháng đều kháng tốt hữu hiệu vớicác chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu được nghiên cứu.

    Tài liệu tham khảo

    Kato (1993). Plant diseases 77. pp. 1211-1216.

    Nguyễn Thị Lang, Trần Thị Thu Hằng, Phạm Thị Thu Hà, Bùi Thị Dương Khuyền,Phạm Công Thành, Nguyễn Thạch Cân và Bùi Chí Bửu (2006). Ứng dụng STS (Sequence Tagged Sites) và SSR (Simple Sequence Repeats) marker để đánh giá tính chống chịu rầy nâu trên cây lúa Oryza sativaL.. Tạp chí Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 4:11-15.

    Phan Hữu Tôn, Bùi Trọng Thủy (2004b). Phân bốvà đặc điểm gây bệnh của các chủng vi khuẩn bạc lá lúa miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6: 832-835.

    Phan Hữu Tôn, Tống Văn Hải, Nguyễn Văn Hùng và Phan Thanh Tùng (2012). Nghiên cứu đa dạng di truyền các chủng vi khuẩn bạc lá lúa Xanthomonas oryzae pv. Oryzae ở Miền bắc Việt Nam, Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam, ngày 20 -23/4/2012, tr. 73-81.

    Taura S., Sugita Y., Kawahara D.(2004). Gene distribution resistance to bacterial blight in Northern Vietnam rice varieties. Abstracts of the 1stinternational, Conference on Bacterial Blight of rice. March17-19,2004, Tsukuba, Japan.

    Wakimoto (1955). Multiplication of OP1 phage (Xanthomonas ozyzae bacteriophage). 1. One -step growth experiment under various conditions. Sci. Bull. Fac. Agric. Kyushu Univ. 15: 151-160 (in Japanese with English summary).

    Yohei K, Nobuya K, Donghe X, Yoshimichi F (2009).Resistance genes and selection DNA markers for blast disease in rice (Oryza sativa L.). JARQ 43(4): 255-280.

    Yoshimura, S Yoshimura, A., Koshimoto N, Kawase M, Yano M, Nakagahra M, Ogawa T, Iwata N (1991). RFLP analysis of introgressed chromosomal segments 5in three near-isogenic lines of rice bacterial blight resistance gene, Xa-1, Xa-3 and Xa-4. 1. Jpn.J.Genet., 67: 29-37.

    Yu, J., Hu, S., Wang, J., Wong, G., Li, S., Liu, B., Deng, Y., Dai, L., Zhou, Y., and Zhang, X. et al. (2002). A draft sequence of the rice genome (Oryza sativaL. ssp. indica). Science, 296: 79-92.

    Zheng J.S., La B. (2003). PCR technique and its practical methods, Mol Plant Breeding, 1(3): 381-394.