XÁC ĐỊNH LOÀI NẤM MỐC VÀ VI KHUẨN GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH TRÊN VẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ

Ngày nhận bài: 10-03-2016

Ngày duyệt đăng: 16-05-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Cường, H., & Định, T. (2024). XÁC ĐỊNH LOÀI NẤM MỐC VÀ VI KHUẨN GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH TRÊN VẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(4), 635–644. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/274

XÁC ĐỊNH LOÀI NẤM MỐC VÀ VI KHUẨN GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH TRÊN VẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ

Hà Viết Cường (*) 1 , Trần Thị Định 2

  • 1 Trung tâm nghiên cứu Bệnh cây nhiệt đới, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam2Khoa Công nghệ thực phẩm, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Litchi Chinensis Sonn, quả vải, vi sinh vật gây bệnh

    Tóm tắt


    Cây vải (Litchi chinensis Sonn) là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, quả vải có thời hạn bảo quản rất ngắn, nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật gây bệnh. Nghiên cứu này nhằm xác định chính xác loại vi sinh vật gây hư hỏng quả vải sau thu hoạch và nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh sau thu hoạch cho vải trong điều kiện in vitro. Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm và vi khuẩn trên quả vải không bị bệnh, không bị trầy xước, đường kính quả 3,3 - 3,5cm, định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử cho thấy vi khuẩn Gluconobacter oxydans và nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae là nguyên nhân chính gây bệnh sau thu hoạch trên quả vải. Kết quả thử nghiệm khả năng phòng trừ bệnh của carbendazim và chế phẩm nano bạc trong điều kiện in vitro cho thấy carbendazim có khả năng ức chế nấm thấp hơn vi khuẩn. Đối với chế phẩm nano bạc, Gluconobacter oxydans bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ 10ppm, trong khi nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae bị ức chế ở nồng độ 15ppm. Như vậy, chế phẩm nanoAg thực sự có hiệu quả trong việc ức chế hai loài vi sinh vật được xác định là nguyên nhân chính gây bệnh trong quá trình bảo quản vải sau thu hoạch.

    Tài liệu tham khảo

    Agrios, G.N. (2005). Plantpathology, 5th edition. Elsevier Academic Press.

    deJager, E.S., Wehner, F.C., Korsten, L. (2003). Fungal post-harvest pathogens of litchi fruit in South Africa. South African Litchi Growers’ Association Yearbook, 15: 24-32.

    Ismall, M., Cirvilleri, G., Polizzi, G., Crous, P.W., Groenewald, J.Z., Lombard, L., (2012). Lasiodiplodia species assciated with dieback disease of Smango (Mangifera indica) in Egypt. Australasian Plant Pathology Society.

    Jacobs R, Korsten L (2004). Preliminary identification of Penicillium species isolated through the litchi export chain from South Africa to distribution centres in the Netherlands and United Kingdom. South African Litchi Growers’ Association Yearbook, 16: 34-39.

    Jiang Y.M., Zhu X.R., Li Y.B. (2001). Postharvest control of litchi fruit rot by Bacillus subtilis. Food Science and Technology, 34: 430-436.

    Lane, D. J., (1991). 16S/23S rRNA sequencing.In Nucleic Acid Techniques in Bacterial Systematics. Edited by E. Stackebrandt & M. Goodfellow. London, Wiley. pp. 115-175.

    Muynck, C.D., Pereira, C., Soetaert, W., Vandamme, E., (2006). Journal of Biotechnology, 125(3): 408-415.

    Kumar, A., Gupta, A., Singh, V.K., Qazi, G.N., (2001). Gluconobacter oxydans: its biotechnological applications. J Mol Micrcobiol Biotechnol.

    Silver Nanoparticles:ACase Study in Cutting Edge Research. Cnx.org http://cnx.org/content/m19597/latest/

    Stirling G.R. and Eden L.M. (2007). The impact of organic amendments and mulch on root - knot nematode and Pythium root rot of capsicum. Presented at the Australasian Plant Pathology Society Conference, Adelaide, 24- 27 September 2007.

    Zhang D.L. and Quantick P.C. (1997). Effect of chitosan coating on enzymatic browning and decay during postharvest storage of litchi (Litchi chinensis Sonn) fruit. Postharvest Biology and Technology, 12(2): 195-202.

    Verma, V., Gupta, A., Felder, M., Cullum, J., Qazi, G.N. (1997). A mutant of Gluconobacter oxydans deficient in gluconic acid dehydrogenase.