ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BÃ RƯỢU LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN NÔNG HỘ TẠI BA TỈNH PHÍA BẮC

Ngày nhận bài: 05-10-2015

Ngày duyệt đăng: 09-12-2015

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Oánh, N., Đăng, P., Tôn, V., & Jean-Luc, H. (2024). ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BÃ RƯỢU LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN NÔNG HỘ TẠI BA TỈNH PHÍA BẮC. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(1), 79–86. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/261

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BÃ RƯỢU LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN NÔNG HỘ TẠI BA TỈNH PHÍA BẮC

Nguyễn Công Oánh (*) 1 , Phạm Kim Đăng 2 , Vũ Đình Tôn 1, 2 , Hornick Jean-Luc 3

  • 1 Trung tâm Nghiên cứu liên ngành PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Thú y, Đại học Liège,Vương Quốc Bỉ
  • Từ khóa

    Bã rượu, nông hộ, chăn nuôi lợn, phía Bắc

    Tóm tắt


    Để đánh giá tiềm năng bã rượu, thành phần và giá trị dinh dưỡng, mức độ sử dụng và tác động của bã rượu đến một số chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn, 120 hộ và 18 mẫu bã rượu được điều tra và thu thập từ 3 làng nghề nấu rượu truyền thống thuộc 3 tỉnh khu vực phía Bắc (Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Giang). Kết quả cho thấy lượng bã rượu thu được từ nấu rượu trong các hộ điều tra là tương đối lớn và sẵn có quanh năm (8.266 kg DM/hộ/năm) và chủ yếu dùng trong chăn nuôi lợn. Tỷ lệ bã rượu trong khẩu phần ăn của lợn dao động từ 11-40% chất khô (DM) (lợn nái) và 11-50% DM (lợn thịt). Bã rượu được sử dụng trong khẩu phần ăn của lợn nái giảm dần từ nái chửa đến nái nuôi con, còn lợn thịt bã rượu được sử dụng liên tục từ lợn con đến giết thịt. Bã rượu có hàm lượng protein, chât xơ tan trong môi trường trung tính (NDF) (% DM) và giá trị năng lượng ở mức cao (28,18%, 29,93% và 4.866,67 kcal/kg tương ứng) nhưng hàm lượng chất khô (DM) thấp (11,04%). Đặc biệt, bã rượu có giá trị pH thấp (3,19) và tỷ lệ axit lactic cao (2,31 g/100 g mẫu) sẽ giúp nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa và hạn chế được bệnh đường ruột.

    Tài liệu tham khảo

    Carpenter L. E (1970). Nutrient composition of distiller’s feeds. Proceedings of the 25th Distillers Feed Conference.

    Vũ Duy Giảng (2014). Cách tiếp cận mới để phát triển chăn nuôi nông hộ antoàn và hiệu quả. Trích dẫn 27/03/2014 tại http://www.hua.edu. vn/vie/tintuc/ detail.php?aid = 28&id = 5034.

    Hội chăn nuôi Việt Nam (2014). Thị trường thức ănchăn nuôi và nguyên liệu tháng 8/2014 và dự báo. Trích dẫn 29/9/2015 tại http://hoichannuoi.mard. gov.vn/News/ContentView.aspx?qIDD = %20109&qType = 31&qCode = 4786578436584543&qEND = TRUE.

    Lê Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thanh Hằng và Lê Thị Lan Chi (2009). Các phương pháp phân tích ngành Công nghệ lên men. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 331 trang

    Luu Huu Manh, Nguyen Nhut Xuan Dung, La Van Kinh, Tran Chi Binh, Bui Phan Thu Hang and Truong Van Phuoc (2009). Composition and nutritive value of rice distillers’ by-product (hem) for small-holder pig production. Livestock Research for Rural Development. Available at http://www.lrrd.org/lrrd21/12/cont2112.htm.

    Luu Huu Manh, Tran Chi Binh, Nguyen Nhut Xuan Dung, Bui Phan Thu Hang (2000). Composition and nutritive value of rice distillers’ by-product (hem) for small holder pig production. Reg Preston and Brian Ogle (Editors). Sustainable Livestock Production on Local Feed Resources.Proceedings Final Seminar- Workshop.HUAF, Sida-SAREC (http://www.mekarn.org/sarec03/manhcantho3.htm).

    Lê Đức Ngoan (2012). Các phương pháp phân tích hóa học cây trồng và thức ăngia súc. Đại học Nông Lâm Huế.

    Pedersen, C., Roos, S., Jonsson, H. & Lindberg, J.E. (2005). Performance, feeding behaviour and microbial diversity in weaned piglets fed liquid diets based on water or wet wheat-distillers grain. Archives of Animal Nutrition, 59: 165-179.

    Robertson, J. B. and P. J. Van Soest (1981). The detergent system of analysis. In: James, W.P.T., Theander, O. (Eds.), TheAnalysis of Dietary Fibre in Food. Marcel Dekker, NY. Chapter 9, pp.123-158.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 1525 (2001). Thức ănchăn nuôi - Xác định hàm lượng Phôtpho.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 1526 (2007). Thức ănchăn nuôi - Xác định hàm lượng canxi.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 4325 (2007). Thức ănchăn nuôi - Lấy mẫu.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 4326 (2001). Thức ănchăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất béo bay hơi khác.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 4327 (2001). Thức ănchăn nuôi - Xác định tro thô.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 4328 (2007). Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein theophương pháp Kjeldahl.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 4331 (2001). Thức ănchăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN - 8764 (2012). Thức ănchăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng axit amin.

    Van Winsen, R.L., Lipman, L.J.A., Biesterveld,S., Urlings, B.A.P., Snijders, J.M.A. & van Knapen, F. (2001). Mechanism of Salmonella reduction in fermented pig feed. Journal of the Science of Food and Agriculture, 81: 342-346.