Ngày nhận bài: 30-07-2014
Ngày duyệt đăng: 22-07-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM RAU AN TOÀN: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM VÀ QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI
Từ khóa
Hành vi người tiêu dùng, rau an toàn, sẵn lòng chi trả
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức độ nhận thức, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả thêm cho rau an toàn (RAT). Số liệu được thu thập từ 132 hộ gia đình tại huyện Gia Lâm và quận Long Biên thông qua bảng câu hỏi cấu trúc. Kết quả chỉ ra có tới 67,4% số hộ được điều tra đã từng mua RAT, tuy nhiên tỷ lệ dùng hàng ngày chỉ trong khoảng 15-35%. Giá RAT còn cao và chất lượng RAT hiện nay chưa đáng tin tưởng là những yếu tố chính cản trở quyết định mua của người tiêu dùng. 65,9% số người được hỏi không tin tưởng vào các cửa hàng bán RAT hiện nay. Đồng thời, mức độ hiểu biết của người tiêu dùng về RAT và khả năng phân biệt RAT và RTT còn hạn chế. Ngoài ra, có tới 93,2% số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm nếu rau thực sự là an toàn, tuy nhiên mức độ chi trả nằm dưới 20%. Kết quả phân tích mô hình hồi quy logit thứ bậc cũng chỉ ra rằng, mức độ sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố độ tuổi, việc đã từng mua RAT hay chưa, hiểu biết về khái niệm RAT, mức độ nhận thức về lợi ích RAT đem lại và mức độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng.
Tài liệu tham khảo
Bộ NN và PTNT (2014). Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm sạch cho thành phố Hà Nội. Truy cập ngày 20/12/2014 tại http://wcag.mard.gov. vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=38559.
Cao Thúy Vân (2008). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn rau an toàn của người tiêu dùng, Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế nông lâm, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Greene, W.H. (1995). Limdep Version 7.0. User’s Manual. Bellport. NY: Econometric Software.
Huỳnh Thị Ngọc Diệp và Hồ Duy Tựu (2013). Sự sẵn lòng chi trả thêm đối với sản phẩm cá basa nuôi sinh thái của người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang, Nghiên cứu khoa học, Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang.
Nguyễn Thị Tân Lộc, Moustier Paule, Hoàng Đăng Dũng (2008). Thực trạng tiêu thụ rau an toàn tại một số cơsởtrên địa bàn thành phố Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả, Trung tâm nghiên cứu hợp tác quốc tế phát triển nông nghiệp (CIRAD), Trung tâm thực nghiệm và NC CG TBKT SXNN, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh (2011). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ, Nghiên cứu khoa học Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ.