ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ CỎ, F1 (BÁCH THẢO×CỎ) VÀ CON LAI BA GIỐNG GIỮA DÊ ĐỰC BOER VỚI DÊ CÁI F1 (BÁCH THẢO×CỎ)NUÔI TẠI HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH

Ngày nhận bài: 15-04-2015

Ngày duyệt đăng: 13-05-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Đăng, P., & Mùi, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ CỎ, F1 (BÁCH THẢO×CỎ) VÀ CON LAI BA GIỐNG GIỮA DÊ ĐỰC BOER VỚI DÊ CÁI F1 (BÁCH THẢO×CỎ)NUÔI TẠI HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(4), 551–559. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/193

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ CỎ, F1 (BÁCH THẢO×CỎ) VÀ CON LAI BA GIỐNG GIỮA DÊ ĐỰC BOER VỚI DÊ CÁI F1 (BÁCH THẢO×CỎ)NUÔI TẠI HUYỆN NHO QUAN TỈNH NINH BÌNH

Phạm Kim Đăng (*) 1 , Nguyễn Bá Mùi 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bách Thảo, Boer, dê cỏ, Ninh Bình, ngoại hình, sinh trưởng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện ở các nông hộ thuộc huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình nhằm xác định đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của dê Cỏ và các tổ hợp lai giữa hai giống Bách Thảo (BT)xCỏ (BT×Cỏ); tổ hợp lai ba giống giữa BoerxBT×Cỏ (Bo x(BT×Cỏ)).Kết quả nghiên cứu cho thấy dê Cỏ có màu lông không đồng nhất, màu vàng chiếm tỷ lệ cao nhất (54,47%). Trong khi, dê lai hai giống (BT×Cỏ) cóchân cao hơn, tai to hơn và thẳng. Dê lai ba giống Bo×(BT×Cỏ) có màu lông chủ yếu giống màu dê Boer đực đầu đỏ (37,11%) và màu dê Boer đực đầu đen (21,64%).Chúng có thân hình cao lớn, cân đối, cơ bắp rất phát triển hơn so với dê Cỏ, tai to và rủ xuống. Khối lượng qua các tháng tuổi của dê lai ba giống Bo×(BT×Cỏ) là cao nhất, sau đó là dê lai hai giống BT×Cỏ và thấp nhất là dê Cỏ. Dê đực luôn có khối lượng cao hơn dê cái ở mọi lứa tuổi. Tăng khối lượng của dê lai ba giống Box(BTxCỏ) cao nhất là 81,66 g/ngày; sau đó đến dê lai (BT×Cỏ) (66,71 g/ngày) và thấp nhất ở dê Cỏ (47,12 g/ngày) (P<0,05). Dê đực có tốc độ sinh trưởng cao hơn dê cái ở nhiều giai đoạn tuổi.

    Tài liệu tham khảo

    Cục Chăn nuôi (2014). Thống kê chăn nuôi Việt Nam.

    Đinh Văn Bình, Doãn Thị Gắng và Nguyễn Duy Lý (2003). Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng sản suất của dê Boer nhập nội năm 2000 tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi năm 2003.

    Đinh Văn Bình, Ngô Quang Trường (2003). Kết quả nghiên cứu sử dụng dê đực Bách Thảo và Ấn Độ lai cải tạo dê Cỏ tại Lạc Thuỷ - Hoà Bình, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr. 32-37.

    Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin (2008). Thông báo kết quả dê lai F1, F2 hướng thịt Việt Nam, Tạp chí người nuôi dê, 23(1): 17-22.

    Lê Anh Dương (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản suất của dê Cỏ, dê Bách Thảo, con lai F1, con lai F2 nuôi tại Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI - Hà Nội.

    Nguyễn Đình Minh (1999). Kết quả lai tạo giữa dê đực Bách Thảo với dê Cỏ Bắc Thái, Tạp chí người nuôi dê, 4(1): 18 - 24.

    Nguyễn Đình Minh (2002). Nghiên cứu dê lai Bách Thảo với dê Cỏ và khả năng sản xuất của dê lai F1 (BT×C) tại tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh phụ cận, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi Quốc Gia, Hà Nội.

    Nguyễn Bá Mùi, Đặng Thái Hải (2010). Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của dê Cỏ, F1 (BT×Cỏ) và con lai Boer x F1 (BT×Cỏ) nuôi tại Ninh Bình, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, 8(1): 76-81.

    Trần Trang Nhung (2000). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản suất của dê nội nuôi ở một số tỉnh trung du miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

    Pearcock, C. (2005). Goats - A pathway out of poverty. Small Ruminant Research, 60(1): 179-186.

    Sở NN & PTNT Ninh Bình (2014). Báo cáo tổng kết chăn nuôi năm 2013.

    Lê Văn Thông (2004). Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê Cỏ và kết quả lai tạo với giống dê Bách Thảo tại vùng Thanh Ninh, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

    Tiêu chuẩn Việt Nam (1977). Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối của gia súc, TCVN 239-77.