Ngày nhận bài: 07-08-2014
Ngày duyệt đăng: 21-04-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ LÊN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LAN GẤM (Anoectochilus setaceus Blume) NUÔI CẤY IN VITRO
Từ khóa
Cây lan Gấm, đốt thân, nuôi cấy in vitro, phát triển, sinh trưởng
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của một số yếu tố lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lan Gấm (Anoectochilus setaceus Blume)nuôi cấy in vitrođã được khảo sát nhằm tìm ra phương pháp thích hợp để nhân giống loài cây này phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất. Sau 2 tháng nuôi cấy, kết quả cho thấy, trên môi trường SH có bổ sung 1,0 mg/l BA có sự khác biệt đáng kể về chiều cao chồi, khối lượng tươi và khối lượng khô (6,70cm; 1,41g và 0,1751g; tương ứng), đặc biệt số đốt (6,33 đốt/mẫu) đạt cao nhất so với các nghiệm thức khác. Sau đó, các đốt thân tiếp tục được nuôi cấy trên môi trường bổ sung 1,0 mg/l BA kết hợp αNAA ở các nồng độ khác nhau nhằm tìm ra môi trường thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chồi cây lan Gấm. Sau 2 tháng nuôi cấy, trên môi trường có bổ sung 1,0 mg/l BA kết hợp 1,0 mg/l αNAA các chồi có sự sinh trưởng và phát triển tốt (chiều cao chồi: 9,03cm; số đốt: 9,33 đốt/mẫu; khối lượng tươi: 2,63g và khối lượng khô: 0,2187g), hệ rễ phát triển mạnh (số rễ: 7,33 rễ/mẫu; chiều dài rễ: 1,36cm). Tuy nhiên, mẫu bị nâu hóa do lượng phenol trong mẫu tiết ra nhiều. Để tối ưu hóa môi trường, các điều kiện nuôi cấy: lỏng tĩnh, lỏng lắc, agar, bông gòn đã được khảo sát. Kết quả cho thấy, các chồi trên môi trường lỏng có bông gòn sinh trưởng tốt,to khỏe, hệ rễ phát triển mạnh và đặc biệt không còn hiện tượng nâu hóa.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Tuấn Anh, Phan Ngọc Khoa và Trương Thị Bích Phượng (2013). Nghiên cứu nuôi cấy lớp mỏng trong nhân nhanh in vitro cây lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.). Kỷ yếu Hội nghị Khoa Học Công nghệ Sinh học toàn quốc, tr. 690-694.
Biondi S. and Thorpe T.A. (1981). Requirements for a tissue culture facility. In: Plant tissue culture: Method and applications in agriculture, Thorpe T.A. (Ed.). Academic Press, New York, p. 1-20.
Du X.M., Yoshizawa T., Tamura T., Mohri A., Sugiura M., Yoshizawa T., Irino N., Hayashi J. and Shoyama Y. (2001). Higher yeilding isolation of kinsenoside in Anoectochilus and its anti-hyperliposis effect. Biol. Pharm. Bull., 24: 65-69.
Duncan D.B. (1995). Multiple range and multiple F test. Biometrics, 11: 1-42.
Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam III, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Huang D.D., Law R.C.S. and Mak O.T. (1991). Effects of tissue cultured A. formosanus Hay. extracts on the arachidonate metabolism. Bot. Bull. Acad. Sin., 32: 113-119.
Huetteman C.A. and Prece J.E. (1993). Thidiazuron a potent cytokinin for woody plant tissue culture. Plant Cell Tiss. Org. Cult., 33: 05-119.
Ket N.V., Chakrabarty D., Hahn E.J. and Paek K.Y. (2003). Micropropagation of an endangered jewel orchid (Anoectochilus formosanus) using bioreactor system (communicated).
Ket N.V., Hahn E.J., Park S.Y., Chakrabarty D. and Paek K.Y. (2004). Micropropagation of an endangered orchid Anoectochilus formosanus. Biol. Plant., 48(3): 339-344.
Dương Công Kiên (2003). Nuôi cấy mô thực vật II. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lin J.M., Lin C.C., Chiu H.F., Yang J.J. and Lee S.G. (1993). Evaluation of the anti-inflammatory and liver protective effects of Anoectochilus formosanus, Ganoderma lucidum and Gynostemma pentaphyllum in rats. Amer. J. Chin. Med., 21: 59-69.
Lu C.Y. (1993). The use of thidiazuron in tissue culture. In Vitro Cell Dev. Biol., 29: 92-96.
Mak O.T., Huang D.D. and Law R.C.S. (1990). A. formosanus Hay. contains substances that affect arachidonic acid metabolism. Phyt. Res., 4: 45-48.
Lê Thị Minh Nguyệt (2005). Nhân giống cây lan Gấm (Anoectochilus formosanus), một loài dược liệu quý. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhut D.T, Don N.T, Vu N.H, Thien N.Q., Thuy D.T.T, Duy N. and Teixeira da Silva J.A. (2006). Advance technology in mircoproparation of some important plants. In: Floriculture, ornamental and plant biotechnology, Volume II, Teixeira da Silva J.A (Ed.). Global Science Books, UK., p. 325-335.
Phùng Văn Phê, Nguyễn Thị Hồng Gấm và Nguyễn Trung Thành (2010). Nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi in vitro loài lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.). Tạp chí Khoa học, 26: 248-253.
Schenk R.U. and Hildebrandt A.C. (1972). Medium and techniques for induction and growth of monocotyledonous and dicotyledonous plant cell cultures. Can. J. Bot., 50: 199-204.
Shiau Y.J., Abhay P.S., Chen U.C., Yang S.R. and Tsay H.S. (2002). Conservation of Anoectochilus formosanus Hayata by artificial cross-pollination and in vitro culture of seeds. Bot. Bull. Acad. Sin., 43: 123-130.
Teuscher H. (1978). Erythrodes, Goodyera, Haemaria and Macodes, with Noectochilus. Am. Orchid Soc. Bull., 47: 121-129.
Nguyễn Quang Thạch và Phí Thị Cẩm Miện (2012). Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống loài lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) in vitro bảo tồn nguồn dược liệu quý. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(4): 597-603.
Tsay H.S. (2002). Use of tissue culture for the mass propagation of pathogen-free plants. J. Agric. Food Chem., 50: 1859-1865.