HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI NGAO Ở MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 26-07-2013

Ngày duyệt đăng: 22-10-2013

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thuyết, B., & Dũng, T. (2024). HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI NGAO Ở MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(7), 972–980. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1656

HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI NGAO Ở MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM

Bùi Đắc Thuyết (*) 1 , Trần Văn Dũng 1

  • 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
  • Từ khóa

    Ngao chết, nuôi ngao ven biển

    Tóm tắt


    Nghề nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và Bắc Trung bộ có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, đã mang lại nguồn thu lớn cho nhiều nông hộ, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi ngao hiện nay đang gặp phải những khó khăn do thường xuyên xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết hàng loạt, thiếu vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ không ổn định. Do vậy, nghiên cứu này đánh giá hiện trạng nghề nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và Bắc Trung bộ làm cơ sở cho việc xây dựng những giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm phát triển ổn định nghề nuôi ngao ở đây. Kết quả điều tra cho thấy Thái Bình có diện tích và sản lượng ngao nuôi lớn nhất (1.984ha, 30.130 tấn) tiếp theo là Nam Định (1.708ha, 20.015 tấn), Thanh Hóa (960ha, 7.700 tấn), Quảng Ninh (1.271ha, 5.123 tấn), và Hà Tĩnh có diện tích nuôi và sản lượng thấp nhất trong các tỉnh điều tra (200ha, 2800 tấn). Có 84,1% số hộ điều tra ghi nhận đã gặp ít nhất 1 lần ngao nuôi bị chết hàng loạt (có tỷ lệ chết >30%) và chỉ 15,9% số hộ chưa lần nào bị ngao nuôi chết hàng loạt. Hiện tượng ngao nuôi bị chết hàng loạt thường xảy ra từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, những tháng khác trong năm vẫn có hiện tượng này nhưng ít xảy ra hơn. Đa số các hộ nuôi cho rằng sự thay đổi về nhiệt độ (30,5% số trả lời), độ mặn (14,3% số trả lời), chất lượng nước kém (24,8% số trả lời) là những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ngao chết hàng loạt ở nhiều địa phương trong thời gian qua. Thiếu vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ không ổn định là những khó khăn mà đa số các hộ nuôi ngao hiện tại gặp phải và đề nghị được nhà nước quan tâm hỗ trợ.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2011). Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020. Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ký ngày 20/07/2011.

    Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh (2011). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2011, kế hoạch sản xuất năm 2012.

    Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh (2010). Báo cáo tình hình thiệt hại thủy sản do nắng nóng kéo dài.

    Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh (2011). Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2011.

    Sở NN&PTNT Nam Định (2011). Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thủy sản năm 2011, triển khai nhiệm vụ phát triển nuôi trồng thủy sản năm 2012.

    Sở NN&PTNT Thái Bình (2011). Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển nuôi ngao vùng ven biển Thái Bình giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

    Sở NN&PTNT Thanh Hóa (2011). Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2011, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển thủy sản năm 2012.

    Trọng Khang (2011). Nuôi ngao hoa: thế mạnh kinh tế mới ở Vân Đồn, Báo Quảng Ninh, http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201110/Nuoi-ngao-hoa-The-manh-kinh-te-moi-o-Van-don-2151362/(Thứ 3 ngày 14/10/2011).

    Vụ nuôi trồng Thủy Sản (2011). Báo cáo tình hình sản xuất và dịch bệnh Ngao 2011. Báo cáo phục vụ cuộc họp khẩn cấp về bệnh tôm và bệnh ngao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 6/2011.