NGHIÊN CỨU CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 19-05-2013

Ngày duyệt đăng: 25-06-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hưng, L. (2024). NGHIÊN CỨU CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(3), 337–344. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1632

NGHIÊN CỨU CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Lê Văn Hưng (*) 1

  • 1 Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Từ khóa

    Chi trả dịch vụ hệ sinh thái, Chi trả dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ văn hóa, hệ sinh thái

    Tóm tắt


    Bài báo này đánh giá kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ sinh thái trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái là một công cụ kinh tế điều tiết mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người hưởng lợi từ các dịch vụ của hệ sinh thái mang lại. Những người sử dụng dịch vụ chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệsinh thái. Các phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng như: Phương pháp kế thừa, thu thập thông tin thông qua hội thảo, tập hợp tài liệu, điều tra; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp khảo sát, phỏng vấn.Kết quả của nghiên cứu này đã nêu được các thành phần tham gia vào chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng(bên bán và bên mua), đặc biệt vài trò nhà nước trong việc chi trả các dịch vụ công(trồng rừng, rừng chắn song ven biển…) và điều phối các hoạt động của PES. Nhiều văn bản pháp quy của nhà nước đã được ban hành như Nghị định 99/2010/NĐ-CP... Trong những năm 2011, 2012, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã mang lại nguồn thu lớn 1.172,4 tỷ đồng cho ngân sách. Đây là những kết quả bước đầu mở ra cho hướng phát triển chi trả dịch vụ hệ sinh thái khác nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác bền vững hệ sinh thái ở nước ta.

    Tài liệu tham khảo

    Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học (2010). Báo cáo triển vọng đa dạng sinh học toàn cầu lần thư 3 (GBO3).

    Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011).Báo cáo Quốc gia về Đa dạng sinh học, Sách xuất bản của Bộ tài nguyên và Môi trường.

    Bộ Nông nghiệp&PTNT (2013). Báo cáo Phát triển ngành lâm nghiệp năm 2011. Hội nghị thường niên FSSP ngày 31/01/2013.

    Bộ NN&PTNT (2011). Báo cáo kết quả thực hiện năm 2011 của Ngành Nông nghiệp và PTNT, tháng 12, 2011.

    Forest Trend, Katoomba, UNEP (2008). Cẩm nang Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (bản dịch ra tiếng Việt), 2010.

    Lê Văn Hưng và những người khác (2011). Báo cáo kết quả khoa học Đề tài cấp bộ 2010-2011 về “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các nội dung của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học”.

    Pvan Sukhdev (2008). The Economics of Ecosystems and Biodiversity. Green Week The value of biodiversity & ecosystems, Brussels, 4th June 2008.

    Tô Xuân Phúc (2011). Thị trường dịch vụ hệ sinh thái, Báo cáo chuyên đề ứng dụng PES tại Việt Nam.