KẾT QUẢ LÀM THUẦN DÒNG BỐ MẸ VÀ HOÀN THIỆN QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI GIỐNG TH8-3

Ngày nhận bài: 26-11-2013

Ngày duyệt đăng: 03-02-2014

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Ngọc, V., Huyền, T., Yến, P., Mười, N., & Trâm, N. (2024). KẾT QUẢ LÀM THUẦN DÒNG BỐ MẸ VÀ HOÀN THIỆN QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI GIỐNG TH8-3. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(1), 7–15. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1576

KẾT QUẢ LÀM THUẦN DÒNG BỐ MẸ VÀ HOÀN THIỆN QUI TRÌNH SẢN XUẤT HẠT LAI GIỐNG TH8-3

Vũ Thị Bích Ngọc (*) 1 , Trần Thị Huyền 1 , Phạm Thị Ngọc Yến 1 , Nguyễn Văn Mười 1 , Nguyễn Thị Trâm 1

  • 1 Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Lúa lai hai dòng, nhân dòng, ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục, sản xuất hạt lai F1, ưu thế lai

    Tóm tắt


    Giống lúa lai hai dòng mới TH8-3 (T7S-8/R3) được công nhận sản xuất thử năm 2010 là giống cảm ôn có thời gian sinh trưởng (TGST)ngắn, năng suất cao (60-80 tạ/ha), chống đổ khá, chất lượng gạo ngon. Tuy nhiên,dòng mẹ có độ thuần chưa cao và chưa ổn định về ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục nênsản xuất hạt lai F1 còn bị hạn chế về năng suất và chất lượng. Để khắc phục vấn đề này, nhóm tác giả đã tiến hành bố trí các thí nghiệm trong 4 vụ liên tiếp để làm thuần dòng bố mẹ, sàng lọc trong phytotron để duy trì dòng mẹ có ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục ≤ 240C, đồng thời duy trì hiệu ứng ưu thế lai của cặp T7S-8/R3. Sau khi làm thuần bố mẹ,nghiên cứuđã tìm thời vụ và xác định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất nhân dòng và sản xuất hạt lai F1. Các kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở để hoàn thiện qui trình sản xuất dòng bố mẹ và hạt lai F1 đạt năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng các tiêu chí qui định trong Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng (QCVN 01-51: 2011/BNNPTNT) và nâng cao hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai F1.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng (QCVN 01-51:2011/TTBNNPTNT).

    Dat Van Tran (2001). Closing the rice yield gap for food security, in “Rice research for food security and poverty alleviation”, Edited by S. Peng and B Hardy, IRRI, p. 27-41.

    IRRI (2002). Standard evaluation system for rice. (IRRI, P.O. Box 933. 1099- Manila Philippines).

    Mou TM. (2000). Methods and procedures for breeding EGMS lines, Training course, Hangzhou, China.

    Phạm Chí Thành (1986). Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng (Giáo trình Đại học). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 215 trang.

    Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Trần Văn Quang, Lê Thị Khải Hoàn và cs. (2011). Kết quả nghiên cứu chọn lọc duy trì độ thuần dòng mẹ lúa lai hai dòng, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 2+3: 24-29.

    Yuan Longping, Wu Xiaojin, Liao Fuming, Ma guohui, Xu Quisheng (2003). Hybrid Rice Technology, China Agr. Press, Beijing, China, 131 p.

    Yuan LP. (2008). Progress in breeding of super hybrid Rice. Paper presented to the 5th Symposium of the International hybrid Rice, 11-15th September, 2008.