Ngày nhận bài: 02-06-2015
Ngày duyệt đăng: 20-10-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỔNG HỢP ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ VỐI GIAI ĐOẠN KINH DOANH TRÊN ĐẤT BAZAN TỈNH ĐẮK LẮK
Từ khóa
Cà phê vối, đất bazan, phân tổng hợp, tỉ lệ tươi/nhân
Tóm tắt
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón tổng hợp với 6 mức bón khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan tại tỉnh Đắk Lắk được tiến hành từ năm 2012 đến năm 2014. So sánh với quy trình bón phân cho cà phê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là260kg N + 95kg P2O5+ 240kg K2O và 10 tấn phân chuồng (2 năm bón 1 lần) thì công thứcbón phân tổng hợp 2.100 kg/ha/năm (trong đó có 1.680 kg YaraMilaTMWinner/ha/năm và 420 kg YaralTMNitrabor/ha/năm) đã ảnh hưởng đến độ phì đất nhưsau: Hàm lượng đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu, canxi và magiê trong đất cao nhất. Đối với cây cà phê, ảnh hưởng tốt nhất đến chiều dài cành dự trữ, đạt 50,02cm,cao hơn 20% so với quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; khối lượng 100 quả tươi tốt nhất đạt 161,70g, cao hơn quy trình 18%, tỉ lệ tươi/nhân tốt nhất đạt 4,33, thấp hơn quy trình 14%. Năng suất cà phê nhân cao nhất đạt 3,67 tấn nhân/ha, cao hơn 21% so với quy trình và 13% so với bón tổ hợp phân bón tổng hợp 1.750 kg/ha/năm (trong đó có 1.400 kg YaraMila TMWinner/ha/năm và 350 kg Yaral TMNitrabor/ha/năm- Công ty TNHH Yara Việt Nam khuyến cáo). Bón tổ hợp phân tổng hợp với lượng 2.100 kg/ha/năm cho giá trị sản lượng cao nhất, đạt 139,46 triệu đồng/ha, nhưng bón 2.012 kg/ha/năm lại cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lợi nhuận đạt 62,52 triệu đồng/ha/năm, cao hơn quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn16,62 triệu đồng và cao hơn mức bón 1.750 kg/ha/năm là 10,89 triệu đồng. Đây cũng là mức bón phân tổng hợp cho giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón tốt nhất.
Tài liệu tham khảo
Boyer (1982). Les Facteus de fertilityé des sols, ORSTOM - Paris, p. 89 - 110.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002). Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001, Ban hành theo Quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 9/01/2002.
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Quy trình tái canh cà phê vối, Ban hành theo Quyết định số 273/QĐ-TT-CCN ngày 3/7/2013.
Lê Hồng Lịch (2008). Nghiên cứu sử dụng phân lân hợp lý cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ở Đắk Lắk” Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Minh (2014). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cà phê vối (Coffea canephora Piere) giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk”. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế.
Nguyễn Văn Sanh (2009). Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh tại Đăk Lăk, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.