NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÚC (Chrysanthemumsp.) IN VITROTRÊN MÔI TRƯỜNGCÓ SỬ DỤNG NANO SẮT

Ngày nhận bài: 25-07-2014

Ngày duyệt đăng: 09-10-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Nhựt, D., Cường, N., Tùng, H., Hiền, N., Cường, Đỗ, Hiền, V., … Bưu, N. (2024). NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÚC (Chrysanthemumsp.) IN VITROTRÊN MÔI TRƯỜNGCÓ SỬ DỤNG NANO SẮT. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(7), 1162–1172. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1551

NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÚC (Chrysanthemumsp.) IN VITROTRÊN MÔI TRƯỜNGCÓ SỬ DỤNG NANO SẮT

Dương Tấn Nhựt (*) 1 , Nguyễn Việt Cường 2 , Hoàng Thanh Tùng 2 , Nguyễn Thị Thanh Hiền 2 , Đỗ Mạnh Cường 2 , Vũ Thị Hiền 2 , Nguyễn Bá Nam 2 , Nguyễn Phúc Huy 2 , Vũ Quốc Luận 2 , Nguyễn Hoài Châu 3 , Ngô Quốc Bưu 3

  • 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
  • 2 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 3 Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Từ khóa

    Chlorophyll, Chrysanthemumsp., Fe-EDTA, nano sắt, sinh trưởng và phát triển

    Tóm tắt


    Các tính chất mới của nano kim loại, trong đó có nano sắt đã biến chúng trở thành một nguồn vật liệu mới được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế... Tuy nhiên, ảnh hưởng của nano sắt đến các loài thực vật đặc biệt là trong nuôi cấy mô thực vật hầu như chưa được nghiên cứu.Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của nano sắt riêng lẻ ở các nồng độ từ 0 - 35 mg/l hoặc kết hợp với Fe-EDTA đếnsự sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemumsp.) in vitro. Chồi cúc in vitrocao khoảng 2cm với 2 cặp lá và các đoạn thân cây cúc với 2 đốt/đoạn là nguồn vật liệu trong thí nghiệm này. Sau 30 ngày nuôi cấy kết quả cho thấy, tất cả chồi từ các đoạn thân cây cúc trên môi trường sử dụng nano sắt riêng lẻ (thay thế cho Fe-EDTA) với nồng độ từ 0 -15 mg/l có hiện tượng vàng lá với hàm lượng chlorophyll trong lá thấp hơn đáng kể (từ 8,433 -24,667 µg/cm2) so với chồi cúc trên môi trường MS bình thường (39,567 µg/cm2). Trong khi đó, việc kết hợp nano sắt với Fe-EDTA cho thấy kết quả tốt hơn, các chồi sinh trưởng tốt và không bị vàng lá. Sau 1 tháng nuôi cấy, các chỉ tiêu thu được từ các chồi trên môi trường bổ sung 15 mg/l nano sắt là cao nhất. Mặt khác, sự thay thế Fe-EDTA bằng nano sắt trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng đến hình thái rễ của cây cúc in vitro, nhưng không giúp cây sinh trưởng tốt hơn so với môi trường ra rễ cúc bình thường. Rễ cúc trong các môi trường này nhỏ và ít lông hút hơn so với rễ của cây cúc trên môi trường kết hợp nano sắt với Fe-EDTA. Nồng độ 10 mg/l nano sắt và 35 mg/l Fe-EDTA là sự kết hợp giúp cây cúc sinh trưởng tốt nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Duncan D.B. (1995). Multiple range and multiple F test. Biometrics, 11: 1 - 42.

    Eskandari H. (2011). The importance of iron (Fe) in plant products and mechanism of its uptake by plants. J. Appl. Environ. Biol. Sci., 1(10): 448 - 452.

    Giordani T., Fabrizi A., Guidi L., Natali L., Giunti G., Ravasi F., Cavallini A. and Pardossi A. (2012). Response of tomato plants exposed to treatment with nanoparticles. EQA, 8: 27 - 38.

    Murashige T. and Skoog F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Plant Physiol., 15: 473 - 497.

    Racuciu M. and Creanga D. (2006). TMA-OH coated magnetic nanoparticles internalize in vegetal tissue. Romanian J. Phys., 52: 395 - 402.

    Seif S.M., Sorooshzadeh A.H., Rezazadeh S. and Naghdibadi H.A. (2011). Effect of nano-silver and silver nitrate on seed yield of borage. J. Med. Plant Res., 5(2): 171 - 175.

    Slater A., Scott N.W. and Fowler M.R. (2008). Plant biotechnology: the genetic manipulation of plants. Chaper 2: Plant tissue culture. Oxford University Press, p. 41.

    Trujillo-Reyesa J., Majumdara S., Botezc C.E., Peralta-Videaa J.R. and Gardea-Torresdeya J.L. (2014). Exposure studies of core-shell Fe/Fe3O4 and Cu/CuO NPs to lettuce (Lactuca sativa) plants: Are they a potential physiological and nutritional hazard?.J. Hazard. Mater.,267: 255 - 263.

    Zhang W.Y. (2003). Nanoscale iron particles for environmental remediation: An overview. J. Nanopart. Res., 5: 323.

    Zhu H., Han J., Xiao J.Q. and Jin Y. (2008). Uptake, translocation and accumulation of manufactured iron oxide nanoparticles by pumpkin plants. J. Environ. Monit.,10: 713 - 717.