CHIẾT TÁCH VÀ KHẢO SÁT ĐỘ BỀN CỦA CHẤT MÀU CROCIN TỪ QUẢ DÀNH DÀNH

Ngày nhận bài: 29-08-2016

Ngày duyệt đăng: 20-12-2016

DOI:

Lượt xem

5

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Thủy, N., & Hiển, N. (2024). CHIẾT TÁCH VÀ KHẢO SÁT ĐỘ BỀN CỦA CHẤT MÀU CROCIN TỪ QUẢ DÀNH DÀNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(12), 1978–1985. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1496

CHIẾT TÁCH VÀ KHẢO SÁT ĐỘ BỀN CỦA CHẤT MÀU CROCIN TỪ QUẢ DÀNH DÀNH

Nguyễn Thị Thanh Thủy (*) 1, 2 , Nguyễn Thị Hiển 3

  • 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Faculty of Food Science and Technology, Vietnam National University of Agriculture
  • 3 KhoaTài Nguyên Môi Trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Quả dành dành, crocin, chi tử, chiết màu, độ bền màu

    Tóm tắt


    Crocin là một chất thuộc nhóm carotenoid được phát hiện nhiều trong cây dành dành. Nó không chỉ có khả năng tạo màu cho thực phẩm mà còn có nhiều tác dụng dược lý khác như cải thiện trí nhớ, chống co giật, chống trầm cảm, chống oxy hóa, kháng u... Nghiên cứu này nhằm tiến hành khảo sát phương pháp chiết tách crocin từ quả dành dành và độ bền của chất màu ở các điều kiện khác nhau. Hàm lượng carotenoid được xác định theo mô tả của Kotíková et al.(2011). Hàm lượng crocin được xác định bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ phân tử ở bước sóng 440 nm. Kết quả cho thấy dành dành là một loại nguyên liệu tiềm năng cung cấp lượng lớn crocin với hàm lượng lên tới 16,04mg/g với nguyên liệu tươi và 14,63mg/g với nguyên liệu khô. Hiệu suất chiết crocin đạt cao nhất với hệ dung môi ethanol:nước (40: 60, 50: 50, v/v). Tỷ lệ dung môi:nguyên liệu, điều kiện chiết tương ứng cho nguyên liệu tươi và khô lần lượt là 20 ml/g tại 40oC trong 45 phút; 25 ml/g tại 70oC trong 60 phút. Crocin bền với nhiệt độ dưới 100oC trong thời gian 140 phút. Bên cạnh đó, crocin còn khá bền trong điều kiện axit yếu, trung tính và kiềm.

    Tài liệu tham khảo

    Abdullaev J. F., Caballero - Ortega H., Riverón - Negrete L., Pereda - Miranda R., Rivera - Luna R., Hernández J. M., Pérez - López I., Espinosa - Aguirre J. (2002). In vitro evaluation of the chemopreventive potential of saffron. Revista De Investigacion Clinica, 54(5): 430 - 436.

    Akhondzadeh S., Fallah - Pour H., Afkham K., Jamshidi A. H., Khalighi - Cigaroudi F. (2004). Comparison of Crocus sativus L. and imipramine in the treatment of mild to moderate depression: A pilot double - blind randomized trial ISRCTN45683816. BMC Complementary and Alternative Medicine, pp. 4 - 12.

    Akhtari K., Hassanzadeh K., Fakhraei B., Fakhraei N., Hassanzadeh H., Zarei S. A. (2013). A density functional theory study of the reactivity descriptors and antioxidant behavior of Crocin. Computational and Theoretical Chemistry, 1013: 123 - 129.

    Alavizadeh S. H., Hosseinzadeh H. H. (2014). Bioactivity assessment and toxicity of crocin: A comprehensive review. Food and Chemical Toxicology, 64: 65 - 80.

    Carmona M., Zalacain A., Sánchez A., Novella J., Alonso G. (2006). Crocetin esters, picrocrocin and its related compounds present in Crocus sativus stigmas and Gardenia jasminoides fruits. Tentative identification of seven new compounds by LC - ESI - MS. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 54(3): 973 - 979.

    Chryssanthi D. G., Lamari F. N., Iatrou G., Pylara A., Karamanos N. K., Cordopatis P. (2007). Inhibition of breast cancer cell proliferation by style constituents of different Crocus species. International Institute of Anticancer Research, 27(1A): 357 - 362.

    Escribano J., Alonso G. L., Coca - Prados M., Fernandez J. A. (1996). Crocin, safranal and picrocrocin from saffron (Crocus sativus L.) inhibit the growth of human cancer cells in vitro. Cancer Letters, 100(1 - 2): 22 - 30.

    Hadizadeh F., Mohajeri S. A., Seifi M. (2010). Extraction and Purification of Crocin from Saffron Stigmas Employing a Simple and Efficient Crystallization Method. Pakistan Journal of Biological Sciences, 13(14): 691 - 698.

    Hosseinzadeh H., Jahanian Z. (2010). Effect of Crocus sativus L. (saffron) stigma and its constituents, crocin and safranal, on morphine withdrawal syndrome in mice. Phytotherapy research, 24(5): 726 - 30

    Kotíková Z., Lachman J., Hejtmánková A., Hejtmánková K. (2011). Determination of antioxidant activity and antioxidant content in tomato varieties and evaluation of mutual interactions between antioxidants. LWT - Food Science and Technology, 44: 1703 - 1710.

    Ochiai T. (2006). Protective effects of carotenoids from saffron on neuronal injury in vitro and in vivo. Biochimica etBiophysica Acta., 1770(4): 578 - 584.

    Papandreou M. A., Kanakis C. D., Polissiou M. G., Efthimiopoulos S., Cordopatis P., Margarity M., Lamari F. N. (2006). Inhibitory activity on amyloid - beta aggregation and antioxidant properties of Crocus sativus stigmas extract and its crocin constituents. Journal of Agricultural and Food Chemistry, 54(23): 8762 - 8768.

    Sheo H. I. (1981). A study of the development of food dye from Gardenia fructus. The Korean Journal of Nutrition, 14(1): 26 - 33.

    Zhang H., Chen Y., Tian X., Zhao C., CaiL., Liu Y. (2008). Antioxidant potential of crocins and ethanol extracts of Gardenia jasminoides Ellis and Crocus sativus L.: A relationship investigation between antioxidant activity and crocin contents. Science Direct, Food Chemistry, 109: 484 - 492.

    Zheng Y. Q., Liu J. X., Wang J. N., Xu L. (2006). Effects of crocin on reperfusion - induced oxidative/nitrative injury to cerebral microvessels after global cerebral ischemia. Brain Research, 1138: 86 - 94.