SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC SINH SẢN CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) VÀ ỐC LÁC (Pila gracilis) THU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngày nhận bài: 31-10-2017

Ngày duyệt đăng: 25-12-2017

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thảo, N., & Bình, L. (2024). SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC SINH SẢN CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) VÀ ỐC LÁC (Pila gracilis) THU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(11), 1509–1519. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1391

SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC SINH SẢN CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita) VÀ ỐC LÁC (Pila gracilis) THU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngô Thị Thu Thảo (*) 1, 2 , Lê Văn Bình 3

  • 1 Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ
  • 2 Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Cần Thơ
  • 3 Nghiên cứu sinh khóa 2015, Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Hình thái, ốc bươu đồng, ốc lác, sinh sản

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh một số chỉ tiêu hình thái và sinh học sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita) và ốc lác (Pila gracilis). Màu sắc vỏ của ốc bươu đồng và ốc lác có sự thay đổi qua các giai đoạn. Ở kích thước < 25 mm ốc bươu đồng có màu xanh vàng, ốc lác có màu xanh đen; ở kích thước trên 25 mmốc bươu đồng có màu xanh đen, ốc lác có màu nâu vàng. Ốc bươu đồng và ốc lác đều thể hiện mối tương quan rất rõ giữa các chỉ tiêu hình thái như chiều cao với chiều rộng vỏ, chiều cao với khối lượng tổng cộng hoặc chiều cao với khối lượng thịt. Kết quả nuôi ốc bố mẹ trong bể và theo dõi các chỉ tiêu sinh học sinh sản của hai loài ốc này cho thấy khối lượng và đường kính hạt trứng; chiều cao và khối lượng ốc giống mới nở của ốc bươu đồng đều cao hơn so với ốc lác (p < 0,05).

    Tài liệu tham khảo

    Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải và Dương Ngọc Cường (2003). Thành phần loài của họ ốc bươu ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 25(4): 1-5.

    Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiền, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mân, Đoàn Thụ Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn và Viện Dược Học (2003). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1186 trang.

    Froese R. (2006). Cube law, condition factor andweight-length relationships: history, metaanalysis and recommendations. Journal of Applied Ichthyology, 22(4): 241-253.

    http://dx.doi.org/10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T184911A1764328.en.

    Lê Đức Đồng (1997). Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ốc bươu vàng (Pomacea sp.) hại lúa và biện pháp phòng trừ chúng. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội, 82 trang.

    Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo (2017). Ảnh hưởng của thức ăn và tỷ lệ giới tính đến kết quả nuôi vỗ ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7: 101-111.

    Lum-Kong A. and Kenny J.S. (1989). The reproductive biology of the ampullariid snail Pomacea urceus. Journal of Molluscan Studies, 55: 53-65.

    Ngô Thị Thu Thảo, Lê Văn Bình và Đặng Ánh Thi (2014a). Nghiên cứu quá trình phát triển phôi và ảnh hưởng của các loại giá thể đến quá trình nở trứng ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ (Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học), 30: 45-52. ISSN: 1859-2333.

    Ngô Thị Thu Thảo, Lê Văn Bình và Nguyễn Thị Bích Tuyến (2014b). Đặc điểm vị trí đẻ trứng và ảnh hưởng của thời gian phun nước đến quá trình nở trứng ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ (Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học), 35B: 91-96. ISSN: 1859-2333

    Ngô Thị Thu Thảo, Nguyễn Văn Như Ý, Nguyễn Văn Triệu và Lê Văn Bình (2016). Ảnh hưởng của kích thước đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ (Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học), 47b: 62-70. ISSN: 1859-2333:

    Nguyễn Thị Bình (2011). Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng Pila polita và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Vinh, 105 trang.

    Nguyễn Thị Đạt (2010). Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc độ trăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 77 trang.

    Nguyễn Văn Triệu (2016). Ảnh hưởng của kích thước ốc bố mẹ và phương pháp kích thích sinh sản đến sức sinh sản và chất lượng giống ốc bươu đồng. Luận văn Cao học chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản. Trường đại học Cần Thơ, 65 trang.

    Pauly D. (1983). Some simple methods for the assessment of tropical fish stocks, FAO Fisheries Technical paper No. (234): 52 pages.

    Sparre P and Venema S.C. (1998). Introduction totropical fish stock assessment. Part I: Manual. FAO Fisheries Technical Paper 306/1: 337 pages.

    Thái Thành Dương (2005). Động vật thủy sản thân mềm thường gặp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội, 112 trang.

    Trần Minh Giàu (2007). Khảo sát một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến một số mật số của ốc bươu đồng và ốc lác khi sống chung với ốc bươu vàng. Luận văn thạc sĩ sinh học động vật. Trường đại học Sư phạm Hà Nội, 83 trang.

    Trần Thị Kim Anh, Tạ Thị Bình, Nguyễn Thị Bình và Nguyễn Thị Thanh Hoa (2010). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Vinh, 39(3A): 5-14.