HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN VÀ ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG THỨC ĂN CHO BÒ MẸ TRƯỚC VÀ SAU KHI SINH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ LAI BRAHMAN NUÔI TRONG NÔNG HỘ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngày nhận bài: 18-04-2017

Ngày duyệt đăng: 26-07-2017

DOI:

Lượt xem

4

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Bả, N., Dũng, Đinh, Mùi, N., Văn, N., Mai, H., Hải, T., … Bonney, L. (2024). HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN VÀ ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG THỨC ĂN CHO BÒ MẸ TRƯỚC VÀ SAU KHI SINH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ LAI BRAHMAN NUÔI TRONG NÔNG HỘ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(7), 891–898. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1381

HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN VÀ ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG THỨC ĂN CHO BÒ MẸ TRƯỚC VÀ SAU KHI SINH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ LAI BRAHMAN NUÔI TRONG NÔNG HỘ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

Nguyễn Xuân Bả (*) 1 , Đinh Văn Dũng 1 , Nguyễn Thị Mùi 1 , Nguyễn Hữu Văn 1 , Hoàng Thị Mai 2 , TrầnThanh Hải 1 , David Parsons 3 , Rowan Smith 3 , Jeff Corfield 3 , Laurie Bonney 3

  • 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • 2 Trường Đại học Vinh
  • 3 Trường Đại học Tasmania, Australia
  • Từ khóa

    Bình Định, bổ sung thức ăn tinh, hệ thống bò - bê, năng suất sinh sản

    Tóm tắt


    Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò sinh sản và đánh giá ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh trước và sau khi sinh đến năng suất sinh sản của bò. Tổng cộng 66 hộ (xã Tây Giang, Tây Sơn, Bình Định) có chăn nuôi bò cái được tiến hành khảo sát, 255 bò cái lai Brahman sinh sản được thu thập thông tin về năng suất sinh sản, 163 bê lai từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi được cân xác định khối lượng; 20 con bò lai Brahman được thử nghiệm về ảnh hưởng của bổ sung thức ăn cho bò mẹ trước và sau khi sinh; 15 mô hình trình diễn về ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh sau khi sinh đã được thực hiện trong nôngtrại. Kết quả cho thấy, trung bình mỗi hộ nuôi 4,53 con bò, trong đó tỷ lệ bò mẹ đã đẻ, tỷ lệ bò lai trong tổng đàn lần lượt là 49,8 và 90%. Tuổi bán bê ở các nông hộ chủ yếu dưới 12 tháng tuổi (80%). Phương thức chăn nuôi bò sinh sản là chăn thả có bổ sung tại chuồng và nuôi nhốt hoàn toàn (97%). Khoảng cách lứa đẻ của đàn bò cái còn khá dài (15,9 tháng). Nguyên nhân được xác định là thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn trước và sau khi đẻ, dẫn đến thời gian từ khi đẻ đến phối giống thành công dài (6,2 tháng). Thí nghiệm trong nông hộ về ảnh hưởng của tăng lượng thức ăn tinh từ 0,25%LW lên 0,35%LW giai đoạn trước khi đẻ 2 tháng và tăng từ 0,35%LW lên 0,5%LW ở giai đoạn sau khi đẻ đã cải thiện thể trạng bò mẹ; tăng lượng thức ăn tinh giai đoạn sau khi đẻ đã làm rút ngắn thời gian từ sau khi đẻ đến phối giống thành công, giảm từ 212 ngày xuống còn 176 ngày (P < 0,05). Kết quả theo dõi trên 15 hộ (15 bò - bê) mô hình trình diễn về bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến 3 tháng đã làm rút ngắn khoảng cách lứa đẻ từ 465 ngày xuống 395 ngày.

    Tài liệu tham khảo

    Đinh Văn Cải (2005). Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao sức sản xuất bò thịt ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền nam.

    Đinh Văn Cải (2007). Nuôi bò thịt, Kỹ thuật - Kinh nghiệm - Hiệu Quả. Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

    Đinh Văn Tuyền, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui, Hoàng Công Nhiên (2010). Sinh trưởng của bê ½ Red Angus và bê lai Sind nuôi tập trung bán chăn thả tại Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi, 22(5): 5-12.

    Hoàng Kim Giao (2016). Nhìn lại sự phát triển đàn bò trong nước và số lượng thịt do chúng cung cấp từ năm 2010 đến năm 2015. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 211: 9-13.

    Le, P. D., Koops, W. J. (2003). The impact of crossbred cattle (Red Sindhi x Yellow Local) on smallholder households in the mountainous and lowland zones of Quang Ngai, Vietnam. Asian - Austra. J. Anim. Sci., 16: 1390-1396

    Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Xuân Bả (2014). Khảo sát phương thức chăn nuôi bò hiện tại ở vùng gò đồi tỉnh Quảng Trị. Tạp chí khoa học Đại Học Huế, 89(1): 199-210.

    Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Tiến Vởn, Nguyễn Xuân Bả, Tạ Nhân Ái (2009). Đánh giá khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến trưởng thành của đàn bò địa phương và lai Sind hiện nuôi ở tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 55: 133-140.

    Nguyễn Trung Trực (2013). Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở nông hộ tại xã Đồng Thạnh và Thạnh Trị huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, 3: 113-119.

    NRC (2000). Nutrient Requirements of Beef Cattle. National Academy Press, Washington, D. C: The National Academies of Sciences.

    Olafadehan, O. A., Adewumi M. K. (2009). Productive and reproductive performance of strategically supplemented free grazing prepartum Bunaji cows in the agropastoral farming system. Trop. Anim. Health and Prod., 41(7): 1275-1281.

    Parsons D., Lane P. A., Ngoan L. D., Ba N. X., Tuan D. T., Van N. H., Dung D. V., Phung L. D. (2013). Systems of cattle production in South Central Coastal Vietnam. Livest. Res. Rural Develop, 25(2).

    Phung, L. D. (2009). Genotype by environment interaction: a case study of productive and reproductive performance of Yellow local and F1 (Red Sindhi x Yellow local) cattle in two production zones in Quang Ngai Vietnam. Livest. Res. Rural Develop, 21(2).

    Stalker L. A., Adams D. C., Klopfenstein T. J., Feuz D. M., Funston R. N. (2006). Effects of pre - and postpartum nutrition on reproduction in spring calving cows and calf feedlot performance. J. Anim. Sci., 84: 2582-2589.

    Wildman E. E., Jones G. M., Wagner P. E., Boman R. L. (1982). A dairy body condition scoring system and its relationship to selected production characteristics. J. Dairy Sci., 65(3): 495-501.