GHI NHẬN BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ THUỘC BỘ CÁ VƯỢC Ở HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN - ĐỒNG NAI

Ngày nhận bài: 03-07-2014

Ngày duyệt đăng: 13-08-2014

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Đồng, N., & Nga, K. (2024). GHI NHẬN BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ THUỘC BỘ CÁ VƯỢC Ở HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN - ĐỒNG NAI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(5), 665–674. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/133

GHI NHẬN BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ THUỘC BỘ CÁ VƯỢC Ở HẠ LƯU SÔNG SÀI GÒN - ĐỒNG NAI

Nguyễn Xuân Đồng (*) 1 , Kiên Thái Bích Nga 2

  • 1 Viện Sinh học Nhiệt đới - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 2 Trường phổ thông trung học Trà Vinh
  • Từ khóa

    Bộ cá vược, đa dạng sinh học, Perciformes, Sài Gòn - Đồng Nai

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2009 đến tháng 12/2013 trên 300 mẫu vật thu thập ở hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai (từ phía sau đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn và đập Trị An trên sông Đồng Nai đến đến cửa sông Soài Rạp) để xác định thành phần loài cá thuộc bộ cá vược ở khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 81 loài cá thuộc 56 giống, 32 họ của bộ cá vược phân bố ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Trong số 81 loài cá ghi nhận, đa dạng nhất là họ cá bống trắng (Gobiidae) có 16 loài (19,75% tổng số loài). Tiếp đến là họ cá đù (Sciaenidae) và họ cá bống đen (Eleotridae), mỗi họ có 6 loài (7,41%). Họ cá tai tượng (Osphronemidae) có 5 loài (6,17%). Các họ còn lại có số loài dao động từ 1-4 (1,23 - 4,94%). Cùng với các kết quả nghiên cứu trước đây về vùng nghiên cứu (Lê Hoàng Yến, 1985; Tống Xuân Tám, 2005; Lê Đức Tuấn và cs., 2002; Thái Ngọc Trí, 2008) tổng số loài cá thuộc bộ cá vược (Perciformes) ở vùng hạ lưu sông Sài Gòn-Đồng Nai gồm 126 loài thuộc 71 giống, 33 họ cá khác nhau. Như vậy, so với kết quả 81 loài thu thập được, khu vực còn có 45 loài chưa thu được mẫu vật.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, phần 1: Động vật, 210 tr.

    Carpenter K. E. and Niem V. H. (1999). The living marine resources of the western center pacific. Food and agriculture organization of the United Nations. Rome, 4(2): 2429-2790.

    Carpenter K. E. and Niem V. H. (2001). The living marine resources of the western center pacific. Food and agriculture organization of the United Nations. Rome, 5(3): 2791-3357.

    Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư, Nguyễn Xuân Đồng (2005). Đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo khoa học hội thảo toàn quốc về đa dạng sinh học Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, tr. 30 - 34.

    Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tập 3, 759 tr.

    Tống Xuân Tám và Nguyễn Hữu Dực (2005). Thành phần loài và đặc điểm cấu trúc khu hệ cá sông Sài Gòn. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 112-118.

    Thái Ngọc Trí (2008). Dẫn liệu về thành phần loài cá và hiện trạng nghề cá ở vùng hạ lưu cửa sông ven biển thuộc huyện Cần Giờ, TP. HCM. Tuyển tập báo cáo khoa học tại hội thảo toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản của các nhà khoa học trẻ, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr. 85-94.

    Lê Đức Tuấn, Trần Thị Kiều Oanh, Cát Văn Thành, Nguyễn Đình Quí (2002). Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 311 tr.

    Mai Đình Yên (chủ biên), Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Hứa Bạch Loan, Lê Hoàng Yến (1992). Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 351 tr.

    Lê Hoàng Yến (1985). Điều tra ngưloại học sông Sài Gòn. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1981-1985), tập 2, tr. 74 - 84.