Ngày nhận bài: 04-04-2012
Ngày duyệt đăng: 14-06-2012
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT BỊ SẤY VẢI QUẢ THEOPHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP ĐỐI LƯU VÀ BỨC XẠ NHIỆT
Từ khóa
Bức xạ nhiệt, chi phí nhiên liệu riêng, đối lưu, sấy vải quả
Tóm tắt
Hệ thống thiết bị sấy vải quả theo phương pháp phối hợp đối lưu và bức xạ nhiệt SV-1,0 được thiết kế và chế tạo tại Bộ môn Thiết bị bảo quản và chế biến nông sản khoa Cơ Điện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đây là hệ thống thiết bị sấy có cấu tạo đơn giản, thực hiện cấp nhiệt cho vật liệu sấy theo phương pháp phối hợp đối lưu và bức xạ nên đã nâng cao hiệu quả truyền nhiệt cho vật liệu sấy. Kết quả thí nghiệm đã xác định được mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và tốc độ dòng khí sấy, mật độ vật liệu trong buồng sấy đến độ khô không đều của sản phẩm sấy, điểm tổng hợp chất lượng sản phẩm sấy và chi phí nhiên liệu riêng. So với một số hệ thống sấy thông dụng trong sản xuất, hệ thống sấy SV-1,0 có ưu điểm: thời gian sấy 70,5h chỉ bằng 55,7% so với lò sấy thủ công, bằng 94% so với thiết bị sấy cải tiến; độ khô không đều của sản phẩm sấy là 2,1% giảm 2,2% so với lò sấy thủ công và 1,6% so với thiết bị sấy cải tiến; chi phí nhiên liệu riêng là 0,45kg than/kg SPK bằng 46,2% so với lò sấy thủ công và 74,0% so với thiết bị sấy cải tiến, vải quả khô chất lượng tốt, hình dáng và màu sắc đẹp.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Mạnh Dũng (2001). Bảo quản chế biến và những giải pháp ổn định cây vải nhãn, NXB Nông nghiệp.
Phạm Thị Minh Huệ, Trần Như Khuyên (2010). Một số kết quả nghiên cứu, thiết kế thiết bị sấy vải quả sử dụng năng lượng khí sinh học, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 7/2010, trang 60-64..
Hoàng Quang Sáng (2010). Nghiên cứu thiết kế thiết bị sấy vải quả kiểu đối lưu và bức xạ nhiệtnăng suất 1 tấn/mẻ, Luận văn Cao học, ĐHNN- Hà Nội.