PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Ngày nhận bài: 30-06-2023

Ngày duyệt đăng: 04-08-2023

DOI:

Lượt xem

2

Download

1

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Nhung, N., & Hà, Q. (2024). PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(8), 1081–1090. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1174

PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Nguyễn Thị Nhung (*) 1 , Quyền Đình Hà 2

  • 1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang
  • 2 Trường Đại học Chu Văn An
  • Từ khóa

    Phát triển nông nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trồng trọt, tỉnh Bắc Giang

    Tóm tắt


    Bài báo này được thực hiện dựa trên các dữ liệu thu thập từ báo cáo của các cơ quan chuyên môn, phỏng vấn sâu cán bộ,khảo sát thực tế các đơn vị sản xuất nhằm đánh giá thực trạng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: có 14 vùng trồng trọt công nghệ cao đã được hình thành và phát triển theo quy hoạch, tập trung vào: rau, hoa, chè, vải thiều, cây ăn quảcó múivà nấm. Nhiều công nghệ cao được đưa vào áp dụng như: lai tạo giống cây trồng mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây bằng thiết bị tự động,... Tại đây cũng hình thành và phát triển các liên kết sản xuất và tiêu thụ trong nội bộ vùng. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chưa đượcđầu tư đồng bộtừ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; thiếu các công nghệ cốt lõi nhất là công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học; tiềm ẩn nhiều rủi ro.Do đó chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho phát triển vùng trồng trọt côngnghệ cao của tỉnhtrong thời gian tới.

    Tài liệu tham khảo

    Bonny S. (2017). High-tech agriculture or agroecology for tomorrow’s agriculture?. Harvard College Review of Environment & Society. 4(Spring 2017): 28-34. hal-01536016.

    Chương Phượng (2021). Triển khai thí điểm 5 vùng chuyên canh nông sản. Truy cập từ: https://vneconomy.vn/trien-khai-thi-diem-5-vung-chuyen-canh-nong-san.htmngày 15/05/2023.

    Farhangi M.H., Turvani M.E., Van der ValkA.&CarsjensG.J. (2020). High-Tech Urban Agriculture in Amsterdam: An Actor Network Analysis.Sustainability. 12 (3955): 2 -35.doi:10.3390/su12103955.

    Sở NN&PTNTtỉnhBắc Giang (2019).Báo cáo Kết quả thực hiện Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020.

    Sở NN&PTNTtỉnhBắc Giang (2020). Báo cáo số 397/ BC-SNN, ngày 29 tháng 9 năm 2020 Báo cáo kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2012-2020.

    Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang (2023). Báo cáo số 219/BC-SNN ngày 06 tháng 4 năm 2023 báo cáo Kết quả rà soát hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết số 130-NQ/TU ngày 16/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

    Tỉnh ủy Bắc Giang (2016). Nghị quyết số 130-NQ/TU ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016- 2020.

    Tỉnh ủy Bắc Giang (2016). Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    Tỉnh ủy Bắc Giang (2019). Nghị quyết số 401-NQ/TU ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

    Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2017). Báo cáo tổng hợp quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

    YouL. & WoodS. (2006). An entropy approach to spatial disaggregation of agricultural production.Agricultural Systems. International Food Policy Research Institute.90: 330-331.