ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ DẢNH(Puntioplites proctozystronBleeker, 1865) Ở BÚNG BÌNH THIÊN, AN GIANG

Ngày nhận bài: 13-12-2021

Ngày duyệt đăng: 15-08-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Huy, N., Hóa, Âu, & Liêm, P. (2024). ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ DẢNH(Puntioplites proctozystronBleeker, 1865) Ở BÚNG BÌNH THIÊN, AN GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(8), 1031–1041. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1031

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ DẢNH(Puntioplites proctozystronBleeker, 1865) Ở BÚNG BÌNH THIÊN, AN GIANG

Nguyễn Hoàng Huy (*) 1, 2 , Âu Văn Hóa 1 , Phạm Thanh Liêm 1

  • 1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
  • 2 Chi cục Thủy sản, tỉnh An Giang
  • Từ khóa

    Búng Bình Thiên, cá dảnh, đặc điểm sinh sản, sức sinh sản, tỉnh An Giang

    Tóm tắt


    Mẫu đánh giá đặc điểm sinh học sinh sản cá dảnh (Puntioplites proctozystron)tại Búng Bình Thiên, An Giang nhằm xác định các thông tin cơ bản về sinh học sinh sản của chúng ngoài tự nhiên. Nghiên cứu được thu định kỳ hằng tháng bằng các ngư cụ khác nhau, bắt đầu từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019. Mỗi đợt thu với 60 mẫu/đợt, kích cỡ cá đạt từ 6,0-23,7cm để đảm bảo các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục. Kết quả cho thấy, cá dảnh có thể phân biệt được đực/cái trong mùa sinh sản. Độ béo Fulton và Clark dao động lần lượt là 2,00-3,97% và 1,77-3,60%, độ béo Fulton và Clark đạt cao nhất ở tháng 5 và thấp nhất ở tháng 1. Nhân tố điều kiện ở cá cái từ 0,009-0,023 và cá đực là 0,006-0,055. Hệ số GSI cá cái dao động từ 0,24-1,91%, cao nhất vào tháng 6/2019 và thấp nhất vào tháng 2/2019; tương tự, ở cá đực hệ số GSI từ 0,19-0,51% cao nhất vào tháng 6/2019 và thấp nhất vào tháng 3/2019. Chiều dài Lm50đạt giá trị là 13,5cm. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối lần lượt là32.104± 17.501(trứng/cá cái)và 298.456± 140.909 (trứng/kg cá cái); đường kính trứng ở giai đoạn IV là 0,97± 0,04mm.Kết quả nghiên cứu ghi nhận cá dảnhsinh sản nhiều lần nhưng tập trung caonhất vào tháng 6 trongnăm.

    Tài liệu tham khảo

    Akimuskin I. (1979). Động vật di cư (Nguyễn Ngọc Hải dịch). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. Bản dịch. 217tr.

    Banegal T.B. (1967). A short review of fish fecundity. In: The biological basis of freshwater fish production. Ed. S.D. Gerking. Blackwell scientific, Oxford. pp. 98-111.

    Drury R.A.B. & Wallington E.A. (1967). Carlenton’s Histogical Technique. Fourth Edition. Oxford University Press. 432p.

    Dương Tuấn(1981). Sinh lý cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp,Hà Nội. 335tr.

    FAO (1992). Đánh giá trữ lượng đàn cá vùng nhiệt đới. Phần I: sách hướng dẫn, Tài liệu kỹ thuật nghề cá (số 306/1). Bản dịch của Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Thủy sản. 337tr.

    Fouda M.M., Hanna M.Y. & Fouda F.M. (1993). Reproductive biology of a Red Sea goby, Silhouettea aegyptia, and a Mediterranean goby, Pomatoschistus marmoratus, in Lake Timsah, Suez Canal. Journal of fish biology. 43(1):139-151.

    Hile R. (1936). Age and growth of cisco Leucichthys artedi(Le Suercur) in the lakes of north-earstern highland. Bulletin of the Bureau of Fisheries. 48: 211-317.

    Hoar W.S., Randall D.J. & Brelt J.R. (1979). Fish phyology VIII: Bioenergelies and growth. Academic press, London.786 p.

    Josep L. & Hans-Joachim R. (2000). Condition of cod (Gadus morhua) of Greenland during 1982-1998. Fisheries Research. 48: 79-86.

    King M. (1995). Fisheries biology, assessment and management. Fishing News Books. Oxford. 341p.

    Lưu Thị Dung & Phạm Quốc Hùng (2005). Mô phôi học thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp,Thành phố Hồ Chí Minh. 123tr.

    Mai Đình Yên, Vũ Trung Tạng, Bùi Lai & Trần Mai Thiên (1979). Ngư loại học. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 392tr.

    Nguyễn Bạch Loan & Âu Văn Hóa (2017). Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá đỏ mang (Systomus rubripinnis). Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. (10): 131-136

    Nguyễn Hoàng Huy, Trần Văn Việt, Âu Văn Hóa & Phạm Thanh Liên (2021). Biến động quần thể loài cá dảnh (Puntioplites proctozystronBleeker, 1865) ở Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 57(1B): 170-176.

    Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân (2001). Cá nước ngọt Việt Nam (Tập 1). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 622tr.

    Nguyễn Văn Kiểm (2004). Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Trường Đại học Cần Thơ. 97tr.

    Phạm Minh Thành & Nguyễn Văn Kiểm (2009). Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp,Thành phố Hồ Chí Minh. 215tr.

    Poulsen A.F., Hortle K.G., Jorgensen J.V., Chan S. Chhuonuon C.K., Viravong S., Bouakhamvongse K., Suntornratana U., Yoorong N., Nguyen T.T. & Tran B.Q. (2004). Distributiom and ecology of some important riverine fish species of the Mekong river basin. MRC Technical paper. No 10. 116p.

    Rainboth W.J. (1996). Fishes of the Combodian MeKong. Food and agriculture organization of the United Nation, Rome. 310p.

    Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương (1993). Định loại cá nước ngọt Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 361tr.

    Xakun O.F. & Buskia N.A. (1968). Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục. Bản dịch của Lê Thành Tựu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 47tr