Tiềm năng sử dụng phụ phẩm của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi

Received: 20-10-2015

Accepted: 10-12-2015

DOI:

Views

3

Downloads

0

Section:

NÔNG HỌC

How to Cite:

Phu, T., Thao, N., Son, C., Nga, L., Duc, N., Ben, B., … Anh, T. (2024). Tiềm năng sử dụng phụ phẩm của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vietnam Journal of Agricultural Sciences, 14(1), 93–100. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/263

Tiềm năng sử dụng phụ phẩm của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tu Viet Phu (*) 1 , Nguyen Thi Thao 1 , Chu Ky Son 1 , Luong Hong Nga 1 , Nguyen Thi Hoai Duc 1 , Bennett Ben 2 , Naziri Diego 2 , Tomlins Keith 2 , To Kim Anh 1

  • 1 School of Biotechnology and Food Technology, Ha NoiUniversity of Science and Technology, Viet Nam
  • 2 Natural Resources Institute, University of Greenwich, United Kingdom
  • Keywords

    Phụ phẩm, sắn, thức ăn chăn nuôi

    Abstract


    Cây sắn đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của nước ta. Các sản phẩm chính được chế biến từ sắn bao gồm tinh bột và sắn lát. Trong chuỗi canh tác và chế biến sắn, còn tồn tại rất nhiều phụ phẩm có tiềm năng lớn chưa được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng nhằm gia tăng giá trị cho cây sắn. Trong khuôn khổ dự án GRATITUDE, với mục tiêu giảm tổn thất sau thu hoạch trong canh tác các loại củ, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu khả năng sử dụng các phụ phẩm của ngành sắn trong chế biến thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị áp dụng cho ngành sắn từ khâu canh tác, thu hoạch, chế biến tới tiêu thụ. Khối lượng các phụ phẩm trong chuỗi đã được đánh giá và tính toán. Trong số đó, có nhiều loại có khả năng ứng dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi như lá cây sắn, bã sắn từ quá trình sản xuất tinh bột khô và bã đen từ quá trình sản xuất tinh bột ướt. Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường được thực hiện cho phép phân tích được tiềm năng của việc sử dụng các phụ phẩm này trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

    References

    Department of Processing and Trade for Agro-forestry-Fisheries Products and Salt Production (MARD) (2012). Report on Cassava Sector.

    Booth, R.H. and D.G. Coursey(1974). Storage of cassava roots and related post-harvest problems. In: Araullo, E.V., Nestel, B. and Campbell, M. Cassava processing and storage of an interdisciplinary workshop, IDRC, Ottawo, pp. 43-49.

    Kaplinsky, R. and M. Morris (2001). A Handbook for Value Chain Research; Prepared for the IDRC.

    Tran ThiHoan(2012). Study on leafy cassava planting and usage of the cassava leaf powder in raising chicken. Thesis of Doctor of Agriculture (in Vietnamese), Thai Nguyen University. pp. 158.