NghiêncứutínhđahìnhExon 14, gen MX ở mộtsốgiốnggàbảnđịacủaViệtNam

Received: 05-05-2013

Accepted: 25-08-2013

DOI:

Views

2

Downloads

0

Section:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

How to Cite:

Dao, B., Lien, D., Thao, N., & Desmecht, D. (2024). NghiêncứutínhđahìnhExon 14, gen MX ở mộtsốgiốnggàbảnđịacủaViệtNam. Vietnam Journal of Agricultural Sciences, 11(5), 635–640. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/55

NghiêncứutínhđahìnhExon 14, gen MX ở mộtsốgiốnggàbảnđịacủaViệtNam

Bui Tran Anh Dao (*) 1 , Dong Thi Hong Lien 2 , Nguyen Thi Phuong Thao 3 , Daniel Desmecht 4

  • 1 Department of Veterinary Pathology, Faculty of Veterinary Medicine
  • 2 Center for Experiment and Vocational Training, Hanoi University of Agriculture, Vietnam
  • 3 Faculty of Biotechnology, Hanoi University of Agriculture, Vietnam
  • 4 Department of Morphopathology, Faculty of Veterinary Medicine, University of Liege, Belgium
  • Keywords

    Đa hình nucleotide, Exon 14, gen Mx, giống gà bản địa

    Abstract


    Nghiên cứu tính đa hình của exon 14, gen Mx được thực hiện trên 7 giống gà bản địa của Việt Nam (bao gồm: gà Ác, Đông Tảo, H’Mông, Hồ, Mia, Móng và Ri). Kết quả cho thấy tính đa hình của exon 14 xảy ra tại hai vị trí (2032 và 2159). Sự thay thế A hoặc G tại vị trí 2032 của gen Mx có ở tất cả 7 giống gà bản địa được sử dụng trong nghiên cứu này. Trong cùng một giống đều có cả hai alen A và G, tuy nhiên, alen A (liên quan đến tinh kháng virus) có tần số xuất hiện cao hơn so với alen G (liên quan đến tính mẫn cảm với virus). Đặc biệt, tần số của alen A ở giống gà Ri và gà H'mong là cao nhất trong số 7 giống được kiểm tra (với tỉ lệ tương ứng là 80,91% và 74,04%). Phân tích so sánh các axit amin cho thấy sự thay đổi nucleotide A hoặc G tại vị trí 2032 sẽ dẫn đến sự thay đổi axit amin tại vị trí 631 của protein Mx từ Asparagine (liên quan tới khả năng kháng virus của giống) sang Serine (không liên quan tới khả năng kháng virus của giống).

    References

    Balkissoon, D., Staines K., McCauley J., Wood J., Young J., Kaufman J. and Butter C. (2007). Low frequency of the Mx allele for viral resistance predates recent intensive selection in domestic chickens. Immunogenetics, 59: 687-691.

    Berlin, S., Qu L., Li X., Yang N. and Ellegren H. (2008). Positive diversifying selection in avian Mx genes. Immunogenetics, 60: 689-697.

    Ko, J. H., Jin H. K., Asano A., Takada A., Ninomiya A., Kida H., Hokiyama H., Ohara M., Tsuzuki M., Nishibori M., Mizutani M. and Watanabe T. (2002): Polymorphisms and the differential antiviral activity of the chicken Mx gene. Genome Res, 12: 595-601.

    Seyama, T., Ko J. H., Ohe M., Sasaoka N., Okada A., Gomi H., Yoneda A., Ueda J., Nishibori M., Okamoto S., Maeda Y. and Watanabe T. (2006): Population research of genetic polymorphism at amino acid position 631 in chicken Mx protein with differential antiviral activity. Biochem Genet, 44: 437-448.

    Sironi, L., Williams J. L., Moreno-Martin A. M., Ramelli P., Stella A., Jianlin H., Weigend S., Lombardi G., Cordioli P. and Mariani P. (2008). Susceptibility of different chicken lines to H7N1 highly pathogenic avian influenza virus and the role of Mx gene polymorphism coding amino acid position 631. Virology, 380: 152-156.