Received: 07-08-2015
Accepted: 05-05-2016
DOI:
Views
Downloads
How to Cite:
NghiêncứukhảnăngkếthợpvàsửdụngchỉthịphântửSSR dòtìmgen lg1vàlg2tronglaiđỉnhhaidòngthửMo17 vàB73 vớicácdòngtựphốingôláđứng
Keywords
Khả năng kết hợp, lá đứng, dòng tự phối
Abstract
Nghiên cứu thực hiện đánh giá khả năng kết hợp chung của tám dòng tự phối ngô về tính trạng lá đứng và năng suất hạt sử dụng mô hình line × tester trong vụ xuân 2015; và để phát hiện hai gen lg1 và lg2trong các dòng bố mẹ này cũng như con lai F1sử dụng chỉ thị phân tử SSR. Mười sáu tổ hợp lai đỉnh và các dòng bố mẹđược đánh giá trong vụ xuân 2015 trong thí nghiệm khối ngẫu nhiên hai lần lặp lại. Kết quả xác định góc lá trung bình của ba lá trên bắp nhận thấy dòng E1, E5 và cây thử Mo17 có góc lá từ 30-35othuộc nhóm lá gọn, các dòng còn lại có góc lá < 30othuộc nhóm lá đứng. Giá trị hướng lá (LOV) cũng cho thấy kiểu cây của các dòng và tổ hợp lai thuộc nhóm cây gọn. Chúng tôi xác định chỉ có tổ hợp lai 15 có góc lá <30o thuộc nhóm lá đứng, sáu tổ hợp lai có góc lá >35othuộc nhóm lá thường, và các tổ hợp lai còn lại thuộc nhóm lá gọn. Ước lượng giá trị khả năng kết hợp chung (KNKH) của 8 dòng và 2 cây thử, kết quả cho thấy3 dòng là E4, E7, E8 và cây thử Mo17 có giá trị âm KNKH về góc lá, nghĩa là góc lá có xu hướng hẹp hơn. Sáu dòng có giá trị KNKH dương về năng suất là E1, E2, E3, E4, E6 và Mo17. Sử dụng chỉ thị SSR với hai mồi đặc hiệu umc1165(dò tìm gen lg1) và bnlg1505(dò tìm gen lg2) ở các dòng bố mẹ, THL, kết quả cho thấy mức độ đa hình cao và đã nhận biết được các dòng và THL mang gen lg1và lg2. Kết quả này gợi ý rằng có thể sử dụng chỉ thị phân tử SSR trong chọn lọc trợ giúp nhờ chỉ thị phân tử (MAS) để sàng lọc vật liệu và chọn giống ngô lá đứng cho trồng mật độ cáo.
References
Chunhui Li , YongxiangLi , YunsuShi , YanchunSong , DengfengZhang , Edward S. Buckler, ZhiwuZhang, TianyuWang,YuLi, 2015, Genetic Control of the Leaf Angle and Leaf Orientation Value as Revealed by Ultra-High Density Maps in Three Connected Maize Populations,PLoSONE,10(3): e0121624
Doyle JJ, Doyle JL (1990). Isolation of plant DNA from fresh tissue. Focus,12:13-15.
Feng Tian, Peter J Bradbury, Patrick J Brown, HsiaoyiHung, Qi Sun5, Sherry Flint-Garcia,TorbertR Rocheford, Michael D McMullen, James B Holland & Edward S Buckler(2011).Genome-wide association study of leaf architecture in the maize nested association mapping population, Nature GeNeticsADVANCE ONLINE PUBLICATION.
James J Wassom(2013).Quantitative Trait Loci for Leaf Angle, Leaf Width, Leaf Length, and Plant Height in a maize (ZeamaysL) B73 × Mo17 population, Maydica,58.
Justine Walsh, Cynthia A. Waters, and Michael Freeling (1998).Themaize gene liguleless2encodes a basic leucine zipper protein involved in the establishment of the leaf blade-sheath boundary,Genes Dev., 12(2): 208-218.
KempthorneO (1957) Anintroduction to genetic statistics JonhWiley and Sons, New York, pp.468-472
KiềuXuânĐàm, NgôHữuTìnhvàcs. (2002).Nghiêncứuchọntạogiốngngôlailáđứng. LuậnántiếnsỹNôngnghiệp, ViệnKhoahọckỹthuậtNôngnghiệpViệtNam.
KwanchaiA. Gomez, Arturo A. Gomez (1984).Statistical Procedures for Agricultural Research, AWiley-intersclencePublication, John Willey & Sons.
Ku L, Wei X, Zhang S, Zhang J, GuoS, et al. (2011) Cloning and Characterization of a Putative TAC1 OrthologAssociated with Leaf Angle in Maize (ZeamaysL.). PLoSONE, 6(6): e20621. doi:10.1371/journal.pone.0020621
Li C, Li Y, ShiY, Song Y, Zhang D, BucklerES, et al. (2015) Genetic Control of the Leaf Angle and Leaf Orientation Value as Revealed by Ultra-High Density Maps in Three Connected Maize Populations. PLoSONE 10(3): e0121624.
Lee, E. A., and M. Tollenaar(2007). Physiological basis of successful breeding strategies for maize grain yield. Crop Sci.,47:S202-S215.
Maria Cudejkova, Jiri Rehulka, Ales Pencik, Veronique Bergougnouxand Martin Fellner(2012).Selection of the maize hybrid tolerant to high dense planting altered cross-talk bteweenblue light and auxin signaling pathways, Plant biology, Czech Republic,13.
Nguyen DinhHien (1995).DTSL software
Pepper GE, Pearce RB, Mock JJ. (1977). Leaf orientation and yield of maize. Crop Science,17:883-886.
UhrDV, Goodman MM (1995).temperatemaize inbredsderived from tropical germplasm. I. Testcross yield trials. Crop Sci.,35: 779-784.
Zhang J.J., X.Q.Zhang, Y.H.Liu, H.M. Liu, Y.B.Wang, M.L.Tian, Y.B.Huang, (2010) Variation characteristics of the nitrate reductase gene of key inbred maize lines and derived lines in China, Genet. Mol. Res.,9(3): 1824 -1835.