Received: 10-08-2014
Accepted: 21-04-2015
DOI:
Views
Downloads
How to Cite:
Ảnh hưởng của trồng xen ngô-đậu tương và biện pháp làm cỏ thủ công đến kiểm soát cỏ dại
Keywords
Cỏ dại, cỏ mần trầu, làm cỏ thủ công, trồng xen
Abstract
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của trồng xen ngô-đậu tương và biện pháp làm cỏ thủ công đến sinh trưởng của cỏ dại. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo kiểu Split-plot với ba lần nhắc lại. Ô lớn được bố trí tương ứng với số lần làm cỏ thủ công: Không làm cỏ (NW), làm cỏ một lần ở giai đoạn ngô 3-4 lá (HW1), làm cỏ hai lần ở giai đoạn ngô 3-4 lá và 8-9 lá (HW2). Ô nhỏ được bố trí tương ứng với kỹ thuật trồng xen: M0 (ngô trồng thuần), M1 (trồng xen 1 hàng đậu giữa hai hàng ngô), M2 (trồng đậu trên cùng hàng với ngô) ở vụ xuânhè, hoặc M3 (trồng hai hàng đậu giữa hai hàng ngô) ở vụ đông. Mật độ và chất khô của cỏ dại cũng như cây mọc lẫn được đo đếm trong ba khung điều tra ngẫu nhiên (0,25 m2) cho mỗi ô thí nghiệm ở ba thời kỳ: ngô 3-4 lá (S1), 8-9 lá (S2) và 13-14 lá (S3).Kết quả chỉ ra rằng trồng xen và làm cỏ thủ công đều làm giảm đáng kể sinh trưởng của cỏ dại. Trong các thí nghiệm này, cỏ mần trầu (Eleusine indica) là loài cỏ chiếm ưu thế nhất trên ruộng ngô với mật độ và khối lượng chất khô cao, tuy nhiên sinh trưởng của loài cỏ này bị giảm đáng kể bởi trồng xen và làm cỏ thủ công. Làm cỏ hai lần làm giảm mật độ và sinh khối cỏ nhiều hơn so với làm cỏ một lần. Nghiên cứu này một lần nữa xác nhận tầm quan trọng của biện pháp cỏ thủ công trong việc kiểm soát cỏ dại hiệu quả. Ngô-đậu tương trồng xen nên được kết hợp với hai lần làm cỏ thủ công khi không sử dụng thuốc trừ cỏ.
References
Altieri, M.A., and Liebman, M. (1986). Insect, weed and plant disease management in multiple cropping systems. In: Multiple cropping systems, Francis C.A (Ed.), p. 183-218.
Bantilan, R.T., Palada, M.C., and Harwood, R.R. (1974). Integrated weed management. In: Key factors effecting crop-weed balance, Philipp. Weed Sci. Bull., 1: 16-26.
Banik P., Midya A., Sarkar, B.K., Ghose, S.S. (2006). Wheat and chickpea intercropping systems in an additive experiment: Advantages and weed smothering. Eur. J. Agron., 24: 325-332.
Carruthers, K., Fe, Q., Cloutier, D., and Smith, D.L. (1998). Intercropping corn with soybean, lupin, and forages: weed control by intercrops combined with interrow cultivation. Eur. J. Agron., 8: 225-238.
Carruthers, K., Prithiviraj, B., Fe, Q., Cloutier, D., Martin, R.C., and Smith, D.L. (2000). Intercropping corn with soybean, lupin, and forages: yield component responses. Eur. J. Agron., 12: 103-115.
Eskandari, H., and Kazemi, K. (2011). Weed Control in Maize-Cowpea Intercropping System Related to Environmental Resources Consumption. Not. Sci. Biol., 3(1): 57-60
Furoc, R.C, Magpantay, D.Z., and Javier, E.Q. (1977). Intercropping of fodder soybean (Glycine max (L.) Merr.) withgreen corn. Paper presented at 8th Annul. Meet. Crop Sci. Scoc. Philipp, p. 5-7.
Khan, M.A., Ali, K., Hussain, Z., and Afridi, R.A. (2012). Impact of maize-Legume Intercroppingon weeds and maize crop. Pak. J. Weed Sci. Res. 18(1): 127-136.
Kimmins, J.P. (1975). Review of ecological effects of herbicide usage in forestry. Information Report No. BC-X-139.
Kughur, P.G. (2012). The effects of herbicides on crop production and environment in Markudi local government area of benuestate, Nigeria. Journal of Sustainable Development in Africa. ISSN: 1520-5509, 14(4): 206-216.
Liebman, M., and Dyck, E. (1993). Crop Rotation and Intercropping Strategies for Weed Management. Ecol. Appl., 3: 92-122.
Mohler, C.L., and Liebman, M. (1987). Weed Productivity and Composition in Sole Crops and Intercrops of Barley and Field Pea. J. Appl. Ecol., 24: 685-699.
Moody, K. (1977). Weed control in multiple cropping. Proceedings of the Symposium on cropping System Research and Development for the Asian Rice Farmer. International Rice Research Institute, p. 281-294.
Moody, K. (1980).Weed control in intercropping in tropical Asia. In: Weeds and their control in the humid and subhumid tropics. Akobundu I.O., Int. Inst. Trop. Agric. Proc. Ser. No. 3. Ibadan, Nigeria, p. 101-108.
Poggio, S.L. (2005). Structure of weed communities occurring in monoculture and intercropping of field pea and barley. Agric. Ecosyst. Environ.,109: 48-58.
Responso, E.M., Gamila, E.B., Alemania N.R., and Labios, R. V. (1982). Developing weed control recommendations for intensive cropping pattern, Bukidnon settlement. Paper presented at the 4th Annu. ABC-ASC Review, p. 8-10.
Sharma, R.C., and Banik, P. (2013). Baby Corn-Legumes Intercropping System: II Weed Dynamics and Community Structure. NJAS - Wagening. J. Life Sci., 67: 11-18.
Shetty, S.V.R., and Rao, A.N. (1981). Weed-management studies in sorghum/pigeonpea and pearl millet/groundnut intercrop systems: some observations. In: Int. Crops Res. Inst. for the semid-arid Tropics. Proc. Int. Workshop on Intercropping in Hyderabad, India, p. 238-248.
Shah, S.N., Shroff, J.C., Patel, R.H. and Usadadiya, V.P. (2011). Influence of intercropping and weed management practices on weed and yields of maize. I.J.S.N., 2(1): 47-50.