Ngày nhận bài: 10-05-2023 / Ngày duyệt đăng: 29-06-2023
Bệnh héo vàng chuối do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense (Foc) gây hại phổ biến ở các vùng trồng chuối của Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định chủng Focthu thập từ một số tỉnh miền Bắc, đánh giá đặc điểm sinh học và hiệu lực ức chế của vi sinh vật đối kháng đối với Foc-TR4. Các mẫu Foc được phân lập bằng phương pháp cấy đơn bào tử, sau đó được đánh giá đặc điểm sinh học và xác định bằng PCR dựa vào cặp mồi đặc hiệu FocTR-F/FocTR-R và W1805F/W1805R. Hiệu lực ức chế của vi sinh vật đối kháng đối với Foc-TR4bằng phương pháp đồng nuôi cấy trên môi trường PDA. Kết quả của nghiên cứu nàyđã xác định được 03/15 mẫu bệnh héo vàng chuối thuộc chủng 4(Foc-TR4)chiếm 20%; 12/15 mẫunấmthuộc chủng 1(Foc-R1)chiếm 80%.Tản nấm Foc-TR4có màu trắng đến tím nhạt, không hình thành cụm bào tử. Có hai loại bào tử vô tính là bào tử nhỏ và bảo tử lớn. Bào tử nhỏ thường không có vách ngăn, hình oval, kích thước 1,0-2,1 ×2,2-3,0µm. Bào tử lớn có 3-5 vách ngăn, hình lưỡi liềm, kích thước trung bình từ 2,6-3,2 × 9,2-35,5µm.Nấm Foc-TR4phát triển ở nhiệt độ từ 15-35C. Nhiệt độ tối thích cho nấm phát triển là 25C. Độ pH thích hợp cho nấmFoc-TR4sinh trưởng và phát triển tốt từ pH 6,0-7,0. Kết quả đánh giá hiệu lực đối kháng đối với nấm Foc-TR4trên môi trường PDA cho thấynấm đối kháng Trichoderma asperellumcho hiệu lực ức chế cao nhất (74,52%), sau đó là nấm đối kháng Chaetomium globosumC10 là 67,35% và vi khuẩn đối kháng Bacillus velezensisYB9 là 61,33%. Nghiên cứu này đã cung cấp thêm thông tin về chủng Foc-TR4và phòng chống sinh học bệnh héo vàng chuối.