Ngày nhận bài: 16-10-2018 / Ngày duyệt đăng: 30-12-2019
Nghiên cứu sử dụng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tạo màng tảo bám trên các vật liệu khác nhau (hạt nhựa, đất sét nung, xơ dừa, sỏi và đá cuội) và ứng dụng loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải. Nghiên cứu được thực hiện bằng thử nghiệm quy mô nhỏ qua hai pha tạo màng và xử lý nước thải. Kết quả cho thấy tảo bám bổ sung phát triển trên vật liệu lọc dạng hạt nhựa nhanh nhất, sau đó đến đất sét nung, xơ dừa và cuối cùng là sỏi và đá cuội, trong đó mật độ đạt đến 12-23×106TB/cm2vào ngày thứ 9-12. Các chi tảo thích hợp với điều kiện nước thải là Amphipleura, Cyclotella, Navicula, Nitzschia(tảo cát), Euglena(tảo mắt), Closterium, Pediastrum, Ulothrix (tảo lục) và Aphanothece(tảo lam). Sử dụng màng tảo đã hình thành để xử lý nước thải (ban đầu ô nhiễm hữu cơ, nitơ, photpho, vi sinh vật, có độ đục cao), cho kết quả đạt quy chuẩn (QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 62-MT:2016/BTNMT) sau 3 ngày đối với nước thải sinh hoạt và 5 ngày đối với nước thải chăn nuôi, hiệu quả xử lý đều đạt trên 65% đối với tất cả các công thức thí nghiệm, đặc biệt đạt trên 80% đối với N và P; trên 94% đối với tổng coliform.