XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG TẢO BÁM TRÊN VẬT LIỆU LỌC

Ngày nhận bài: 16-10-2018

Ngày duyệt đăng: 30-12-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hà, N., Hằng, H., Chi, Đỗ, Dũng, Đinh, & Huy, T. (2024). XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG TẢO BÁM TRÊN VẬT LIỆU LỌC. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(10), 826–834. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/614

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG TẢO BÁM TRÊN VẬT LIỆU LỌC

Nguyễn Thị Thu Hà (*) 1 , Hồ Thị Thúy Hằng 1 , Đỗ Phương Chi 2 , Đinh Tiến Dũng 2 , Trịnh Quang Huy 1

  • 1 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Phân tích và Chuyển giao Công nghệ Môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp
  • Từ khóa

    Nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, tảo bám, vật liệu lọc, xử lý nước thải

    Tóm tắt


    Nghiên cứu sử dụng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tạo màng tảo bám trên các vật liệu khác nhau (hạt nhựa, đất sét nung, xơ dừa, sỏi và đá cuội) và ứng dụng loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải. Nghiên cứu được thực hiện bằng thử nghiệm quy mô nhỏ qua hai pha tạo màng và xử lý nước thải. Kết quả cho thấy tảo bám bổ sung phát triển trên vật liệu lọc dạng hạt nhựa nhanh nhất, sau đó đến đất sét nung, xơ dừa và cuối cùng là sỏi và đá cuội, trong đó mật độ đạt đến 12-23×106TB/cm2vào ngày thứ 9-12. Các chi tảo thích hợp với điều kiện nước thải là Amphipleura, Cyclotella, Navicula, Nitzschia(tảo cát), Euglena(tảo mắt), Closterium, Pediastrum, Ulothrix (tảo lục) và Aphanothece(tảo lam). Sử dụng màng tảo đã hình thành để xử lý nước thải (ban đầu ô nhiễm hữu cơ, nitơ, photpho, vi sinh vật, có độ đục cao), cho kết quả đạt quy chuẩn (QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 62-MT:2016/BTNMT) sau 3 ngày đối với nước thải sinh hoạt và 5 ngày đối với nước thải chăn nuôi, hiệu quả xử lý đều đạt trên 65% đối với tất cả các công thức thí nghiệm, đặc biệt đạt trên 80% đối với N và P; trên 94% đối với tổng coliform.

    Tài liệu tham khảo

    Azim M.E., Verdegem M.C.J., Van Dam A.A.&Beveridge M.C.M. (2005). Periphyton: Ecology, Exploitation and Management. CABI publishing, Cambridge.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2014 -Môi trường nông thôn. Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường và Bản đồ, Hà Nội.

    Cao J., Hong X.&Pei G. (2014). Removal and retention of phosphorus by periphyton from wastewater with high organic load, Water Sci Technol. 70(1): 62-69.

    Davis L.S., Hoffmann J.P. &Cook P.W. (1990). Production and nutrient accumulation by periphyton in a wastewater treatment facility. Journal of Phycology.26(4): 617-623.

    Dương Đức Tiến& Võ Hành(1997).Tảo nước ngọt Việt Nam - phân loại bộ tảo lục. Nhà xuất bảnNông nghiệp, Hà Nội.

    Horner R.R., Welch E.B., Seeley M.R. & Jacoby J.M. (1990). Responses of periphyton to changes in current velocity, suspended sediment and phosphorus concentration. Freshwater biology. 24(2): 215-232.

    Lê Văn Cát (2007). Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và photpho. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

    Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Minh Hoàng, Đỗ Thủy Nguyên &Trịnh Quang Huy (2016). Ứng dụng tảo Chlorella vulgarisloại bỏ nitơvà phốt pho trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại. Tạp chí Kinh tế Sinh thái. 51: 45-52

    Nguyễn Văn Tuyên (2003).Đa dạng sinh học tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam triển vọng và thử thách. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Nguyễn Việt Anh (2005). Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Xây dựng, Hà Nội.

    Sandefur H.N., Johnston R.Z., Matlock M.D., Costello T.A., Adey W.H.&Laughinghouse H.D. (2014). Hydrodynamic regime considerations for the cultivation of periphytic biofilms in two tertiary wastewater treatment systems. Eco. Engineering. 71: 527-532.

    Sandefur H.N., Matlock M.D. & Costello T.A. (2011). Seasonal productivity of a periphytic algal community for biofuel feedstock generation and nutrient treatment. Ecological Engineering. 3(10): 1476-1480.

    Vi Thị Mai Hương (2019). Nghiên cứu đề xuất hệ thống xử lý nước thải của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ sử dụng công nghệ bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang.Tạp chí Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ. 200(7): 157-161.

    Wu Yonghong (2017). Periphyton: Functions and Application in Environmental Remediation. Elsevier Inc, Amsterdam.