Ngày nhận bài: 18-05-2012 / Ngày duyệt đăng: 16-11-2012
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình từ năm 2010 đến 2011 nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất cho thịt và chất lượng thịt của lợn Bản phối thuần và lợn lai F1(Móng Cái × Bản) nuôi thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sinh trưởng tích luỹ qua các tháng nuôi thịt ở con lai F1(MC × B) cao hơn so với lợn Bản (P<0,05). Sinh trưởng tuyệt đối trong giai đoạn nuôi thịt ở lợn Bản và lợn lai F1(MC × B) rất thấp (lợn Bản là 62,50 g/ngày, lợn lai F1(MC × B) là 125,30 g/ngày). Dài thân thịt của lợn lai F1(MC × B) cao hơn so với lợn Bản (61,83 so với 45,67cm) với mức sai khác (P<0,05). Các chỉ tiêu phẩm chất thịt như tỷ lệ mất nước, pH45, pH24 và màu sắc của thịt lợn ở con lai F1(MC × B) và lợn Bản đều trong giới hạn bình thường. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng lợn đực Móng Cái phối giống với lợn nái Bản đã nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất cho thịt. Tổ hợp lai F1(MC × B) cần được nhân rộng vào các vùng miền núi của tỉnh Hòa Bình, nơi có nhiều đồng bào dân tộc Mường sinh sống.