TỐI ƯU HÓA MỨC SỬ DỤNG MỘT SỐ BỘT THẢO DƯỢC TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL TỔNG SỐ TRONG MÁU GÀBẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT

Ngày nhận bài: 16-11-2021

Ngày duyệt đăng: 01-03-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Bộ, H., Anh, V., & Nhung, Đặng. (2024). TỐI ƯU HÓA MỨC SỬ DỤNG MỘT SỐ BỘT THẢO DƯỢC TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL TỔNG SỐ TRONG MÁU GÀBẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(4), 445–455. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/975

TỐI ƯU HÓA MỨC SỬ DỤNG MỘT SỐ BỘT THẢO DƯỢC TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL TỔNG SỐ TRONG MÁU GÀBẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶT

Hà Xuân Bộ (*) 1 , Vũ Việt Anh 2 , Đặng Thúy Nhung 2

  • 1 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cholesterol tổng số, phương pháp đáp ứng bề mặt, Plackett-Burman, thảo dược

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm tối ưu hoá mức bổ sung các loại thảo dược trong khẩu phần nuôi gà đến hàm lượng cholesterol tổng số ở 8 và 16 tuần tuổi. Sáu loại thảo dược bao gồm: tỏi (Allium sativum), sài đất (Sphagneticola calendulacea), tía tô (Perilla fruitescens var.crispa), nghệ (Curcuma longa), gừng (Zingiber officinale) và trà xanh (Camellia sinensis) được sử dụng để trộn vào khẩu phần thức ăn nuôi gà. Tổng số 126 gà trống Đông Tảo (DT) nuôi tại Trại Thực nghiệm Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 04 đến tháng 9/2021. Nghiên cứu này được thiết kế với hai thí nghiệm: (1) khảo sát các mức thảo dược, sàng lọc bằng ma trận Plackett-Burman và (2) thiết kế tối ưu hóa mức bổ sung thảo dược trong khẩu phần bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) theo cấu trúc có tâm (CCD). Tỏi, nghệ, gừng và trà xanh có ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol tổng số trong máu gà. Hàm lượng cholesterol tổng số trong máu gà thấp nhất 2,80 mmol/l (8 tuần tuổi), 2,70 mmol/l (16 tuần tuổi) với mức bổ sung tỏi (0,833 và 0,882 g/kg), nghệ (0,420 và 0,441 g/kg), gừng (1,411 và 5,400 g/kg), trà xanh (5,221 và 6,215 g/kg). Hàm lượng cholesterol tổng số trong máu gà dự đoán theo mô hình ở 8, 16 tuần tuổi thấp nhất ở mức tương ứng 2,80 mmol/l và 2,70 mmol/l.

    Tài liệu tham khảo

    Ahmadi H. & Golian A. (2011). Response surface and neural network models for performance of broiler chicks fed diets varying in digestible protein and critical amino acids from 11 to 17 days of age. Poultry Science.90(9): 2085-2096.

    Brzóska F., Sliwinski B., Michalik-Rutkowska O. & Sliwa J. (2015). The effect of garlic (Allium sativum L.) on growth performance, mortality rate, meat and blood parameters in broilers. Annals of Animal Science.15(4): 961-975.

    Castillo D.E. (2007). Process optimization: a statistical approach.(105). Springer Science & Business Media. 118-122 trang.

    Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.Nhà xuất bản Y học. 1.294tr.

    Fallah H., Karimi A., Sadeghi A. & Behroozi-Khazaei N. (2020). Modelling and optimizing of calcium and non-phytate phosphorus requirements of male broiler chickens from 1 to 21 days of age using response surface methodology. Animal.14(8): 1598-1609.

    Faria Filho D., Rosa P., Torres K., Macari M. & Furlan R.L. (2008). Response surface models to predict broiler performance and applications for economic analysis. Brazilian Journal of Poultry Science.10(2): 139-141.

    Gerzilov V., Nikolov A., Petrov P., Bozakova N., Penchev G. & Bochukov A. (2015). Effect of a dietary herbal mixture supplement on the growth performance, egg production and health status in chickens. Journal of Central European Agriculture. 16(2): 10-27.

    Ghazaghi M., Mehri M., Yousef-Elahi M. & Rokouei M. (2012). Response surface of dietary energy and protein in Japanese quail from 7 to 14 days of age. Poultry Science.91(11): 2958-2962.

    Ismail I., Alagawany M., Taha A., Puvača N., Laudadio V. & Tufarelli V. (2021). Effect of dietary supplementation of garlic powder and phenyl acetic acid on productive performance, blood haematology, immunity and antioxidant status of broiler chickens. Animal Bioscience.34(3): 363-370.

    Karangiya V., Savsani H., Patil S.S., Garg D., Murthy K., Ribadiya N. & Vekariya S. (2016). Effect of dietary supplementation of garlic, ginger and their combination on feed intake, growth performance and economics in commercial broilers. Veterinary world.9(3): 245-250.

    Maynard C., Liu S., Lee J., Caldas J., Diehl J., Rochell S. & Kidd M. (2021). Evaluation of branched-chain amino acids in male Cobb MV× 500 broiler chickens by using Box-Behnken response surface design. Animal Feed Science and Technology.271: 114710.

    Nguyen Hoang Thinh, Nguyen Thi Vinh, Nguyen Viet Linh, Nguyen Thi Phuong Giang, Bui Huu Doan & Pham Kim Dang (2018). Effect of dietary supplementation with green tea powder on performance characteristic, meat organoleptic quality and cholesterol content of broilers. Livestock Research for Rural Development.30(9): Article #160.

    Pham Tan Nha, Nguyen Thi Kim Dong & Le Thu Thuy (2021). Effects of black saffron supplement on growth performance of Tau Vang chicken period 7-14 weeks of age. Livestock Research for Rural Development.33(11): Article #131.

    Plackett R.L. & Burman J.P. (1946). The design of optimum multifactorial experiment. Biometrika.33(4): 305-325.

    R Core Team (2021). R: A language and environment for statistical computing. R foundation for statistical computing Vienna, Australia.

    Shewita R. & Taha A. (2018). Influence of dietary supplementation of ginger powder at different levels on growth performance, haematological profiles, slaughter traits and gut morphometry of broiler chickens. South African Journal of Animal Science. 48(6): 995-1008.

    Võ Văn Chi & Trần Hợp (1999). Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Tập 2).Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội. 1.216tr.