NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA VỊT MẮC BỆNH DERZSY’S DO PARVOVIRUS GÂY RA TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC, VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 01-06-2021

Ngày duyệt đăng: 10-01-2022

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Sơn, N., Giáp, N., Nam, N., Nga, B., Đào, B., Giang, N., & Lan, N. (2024). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA VỊT MẮC BỆNH DERZSY’S DO PARVOVIRUS GÂY RA TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC, VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(2), 166–174. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/948

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA VỊT MẮC BỆNH DERZSY’S DO PARVOVIRUS GÂY RA TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC, VIỆT NAM

Nguyễn Vũ Sơn (*) 1 , Nguyễn Văn Giáp 2, 1 , Nguyễn Hữu Nam 1 , Bùi Thị Tố Nga 1 , Bùi Trần Anh Đào 1 , Nguyễn Thị Hương Giang 1 , Nguyễn Thị Lan 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Phòng AHTSO, Công ty Cổphần Chăn nuôi C.P. Việt Nam
  • Từ khóa

    Bệnh Derzsy’s, bệnh lý vi thể, CD3, hoá mô miễn dịch, Parvovirus, vịt

    Tóm tắt


    Hội chứng lùn và mỏ ngắn (bệnh Derzsy’s) là một vấn đề nghiêm trọng đối với các nước châu Á, do gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho nghề nuôi thủy cầm. Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin lâm sàng, bệnh lý đại thể và bệnh lý vi thể của bệnh Derzsy’s trên đàn vịt nội thương phẩm từ 2 đến 6 tuần tuổi ở Bắc Giang, Thái Nguyên và Hưng Yên. Trong nghiên cứu này, các con vịt đã được quan sát triệu chứng, mổ khám và thu mẫu để nhuộm HE. Các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu bao gồm kém ăn, chậm lớn, mỏ ngắn, chảy nước mũi và xương chân ngắn lại. Kết quả mổ khám đại thể cho thấy các con vịt gặp vấn đề tràn dịch màng tim, xuất huyết cơ tim hoặc dịch tiết dạng sợi trên bề mặt tim và gan. Ruột non xuất huyết nhẹ và có thành ruột mỏng hơn. Kiểm tra mô bệnh học cho thấy các tổn thương điển hình ở tim với sự thoái hóa của các sợi cơ, dày lên, màng ngoài tim giãn rộng bởi các khoảng trống (phù nề) và thâm nhiễm của nhiều loại tế bào. Ở ruột non, tổn thương chủ yếu là thoái hóa và hoại tử các tế bào biểu mô ruột. Các tế bào lympho thâm nhiễm dương tính rõ với CD3. Các thể vùi (inclusion body) nằm rải rác được tìm thấy trong tuyến Lieberkuhn hoặc các tế bào biểu mô bị tổn thương.

    Tài liệu tham khảo

    Chen H., Dou Y., Tang Y., Zheng X., Niu X., Yang J., Yu X. & Diao Y. (2016).Experimental reproduction of beak atrophy and dwarfism syndrome by infection in cherry valley ducklings with a novel goose parvovirusrelated parvovirus. Vet.Microbiol. 183: 16-20.

    ChenS., Wang S., Cheng X., Xiao S., Zhu X., Lin F. & Yu F. (2016) Isolation and characterization of a distinct duck-origin goose parvovirus causing an outbreak of duckling short beak and dwarfism syndrome in China. Arch. Virol. 161:2407-2416.

    Gough R.E. (1984). Application of the agar gel precipitin and virus neutralisation tests to the serological study of goose parvovirus. Avian Pathol. 13: 501-509.

    Gough R.E. (2008). Parvovirus infections. In: Diseases of Poultry, 12th edition. Blackwell Publishing, Ames, IA. pp. 397-404

    Jestin V., Le Bras M.O., Cherbonnel M., Le Gall G. & Bennejean G. (1991). Demonstration of very pathogenic parvovirus (Derzsy’s disease virus) in Muscovy duck farms. Recl deMed Vet. 167: 849-857.

    Kisary J. (1986). Diagnosis and control of parvovirus infection of geese (Derzsy’s disease). In: Acute Virus Infections of Poultry. Martinus Nijhoff, Dordrecht, Netherlands. pp. 239-242.

    Kisary J. (1989). Clinical and pathological features: Diagnosis of avian parvovirus infections. In: CRC Handbook of Parvoviruses, Volume II. CRC Press Inc, Boca Raton, FL. pp. 193-203.

    Lu Y.S., Lin D.F., Lee Y.L., Liao Y.K. & Tsai H.J. (1993). Infectious bill atrophy syndrome caused by parvovirus in a co-outbreak with duck viral hepatitis in duckings in Taiwan. Avian Diseases. 37:591-596.

    NguyễnVăn Giáp, Đặng Hữu Anh, Cao Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Hữu Huân & Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2019). Kết quả bước đầu phát hiện Parvovirus gây bệnh ở vịt tại Hưng Yên năm 2019. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 17(10): 816-825.

    Nguyễn Thị Kim Oanh, Vũ Thị Lan Hương, Nguyễn Đăng Thọ, Đàm Thị Vui, Hà Thị Hoa, Đào Kim Liên, Nguyễn Thị Nga & Trịnh Đăng Quyết (2020). Ứng dụng PCR chẩn đoán Parvovirus gây bệnh ở thuỷ cầm tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, XXVII(5): 20-37.

    Ning K., Wang M., Qu S., Lv J., Yang L. & Zhang D. (2017). Pathogenicity of Pekin duck- and goose-origin parvoviruses in Pekin ducklings. Vet.Microbiol.210:17-23.

    Poonia B., Dunn P.A., Lu H., Jarosinski K.W. & Schat K.A. (2006).Isolation and molecular characterization of a new Muscovy duck parvovirus from Muscovy ducks in the USA. Avian Pathol. 35(6):435-441.

    Prophet E.B. & A.F.I.O. Pathology (1992). Laboratory methods in histotechnology.American Registry of Pathology.

    Schettler C.H. (1971). Virus hepatitis of geese. II. Host range of goose hepatitis virus. Avian Dis. 15: 809-823.

    Stoute S.T.(2019). Viral infections of waterfowl. In Diseases of Poultry. pp. 446-497.

    Tô Long Thành, Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Năm & Cù Hữu Phú (2008). Một số bệnh quan trọng gây hại cho gia cầm: Bệnh Derzsy’s ở ngan, ngỗng và vịt. Nhà xuất bản Nông nghiệp tr. 80-86

    Vilmos-Palya Zolnai A., Benyeda Z., Kovacs E., Kardi V. & Mato T. (2009). Short beak and dwarfism syndrome of mule duck is caused by a distinct lineage of goose parvovirus. Avian Pathol. 38(2):175-180.

    Wan C.H., ChenH.M., FuQ.L., ShiS.H., FuG.H., ChengL.F., ChenC.T., Huang Y. & HuK.H.(2016). Development of a restriction length polymorphism combined with direct PCR technique to differentiate goose and Muscovy duck parvoviruses. J Vet Med Sci. 78(5): 855-858.

    Woolcock P.R., Jestin V., Shivaprasad H.L., Zwingelstein F., Arnauld C., McFarland M.D, Pedersen J.C. & Senne D.A. (2000).Evidence of Muscovy duck parvovirus in Muscovy ducklings in California. Vet. Rec. 146(3):68-72.