ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM LÚA GẠO TẠI 3 TIỂU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ngày nhận bài: 20-04-2021

Ngày duyệt đăng: 15-07-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Hùng, T., & Dũng, L. (2024). ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM LÚA GẠO TẠI 3 TIỂU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(11), 1544–1554. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/913

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM LÚA GẠO TẠI 3 TIỂU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trần Minh Hùng (*) 1 , Lê Cảnh Dũng 2

  • 1 Trường Đại học Tây Đô
  • 2 Trường Đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Chuỗi mở, chuỗi liên kết, chuỗi kín, nâng cấp chuỗi, nhóm gạo đặc sản, tiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động khái quát tiến trình nâng cấp chuỗi và đánh giá những điểm tích cực của chuỗi giá trị sau khi được nâng cấp so với chuỗi giá trị của bên ngoài hợp tác xã/tổ hợp tác ở thời điểm nâng cấp chuỗi. Quá trình nâng cấp chuỗi được thực hiện trên 3 hợp tác xã/tổ hợp tác được xếp vào 3 dạng chuỗi giá trị gồm chuỗi mở, chuỗi liên kết và chuỗi kín. Các dòng sản phẩm được lựa chọn trong nâng cấp chuỗi theo phân loại của Hiệp hội Lương thực Việt Nam là nhóm 1: gạo đặc sản, có mùi thơm, dẻo, chất lượng cao như ST24, Đài thơm 8, Jasmine 85 và nhóm 2: gạo trắng hạt dài, thơm nhẹ, chất lượng cao. Các mô hình mở rộng sử dụng các quy chuẩn VietGAP, SRP và hữu cơ trong canh tác lúa nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường. Quá trình xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu thì việc nối kết giữa thị trường mà đại diện là các doanh nghiệp xuất khẩu với vùng nguyên liệu là thật sự cần thiết và trở thành điều kiện căn bản để nâng cấp chuỗi giá trị, trong đó sự chia sẻ lợi nhuận hay rủi ro cần được thảo luận thống nhất và duy trì lâu dài. Nó góp phần tạo ra sản phẩm chuẩn hóa theo yêu cầu thị trường hiện tại và khẳng định thương hiệu gạo Việt.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2017). Quyết định số 5171/QĐ-BNN-KHCN ban hành kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn giai đoạn 2018-2025.

    Chính phủ (2020). Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ: Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020

    Cục Thống kê thành phố Cần Thơ (2019). Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ năm 2019.

    Hà Vũ Sơn & Dương Ngọc Thành (2014). So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 33: 87-93.

    Khandker S., Koolwal G.B. & Samad H.A. (2010). Cẩm nang đánh giá tác động các phương pháp định lượng và thực hành. Nhà xuất bản Ngân hàng thế giới.

    Lê Thanh Phong & Hà Minh Tâm (2015). Ảnh hưởng môi trường của ba mô hình cánh tác lúa Cánh đồng mẫu lớn, GAP và truyền thống ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 38: 64-75.

    Nguyễn Văn Sánh & Lê Cảnh Dũng(2020). Liên kết vùng phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo bền vững vùng ĐBSCL. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

    UBND TP. Cần Thơ (2017). Quyết định 2911/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng năm 2025.