KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA BÊ LAI F2[BBB ×F1(BBB ×LAI SIND)] GIAI ĐOẠN 6 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI NUÔI TẠI HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 14-12-2020

Ngày duyệt đăng: 30-08-2021

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Phương, T., Vinh, N., & Nguyệt, N. (2024). KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA BÊ LAI F2[BBB ×F1(BBB ×LAI SIND)] GIAI ĐOẠN 6 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI NUÔI TẠI HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(11), 1446–1452. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/904

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA BÊ LAI F2[BBB ×F1(BBB ×LAI SIND)] GIAI ĐOẠN 6 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI NUÔI TẠI HÀ NỘI

Trần Bích Phương (*) 1 , Nguyễn Thị Vinh 1 , Nguyễn Thị Nguyệt 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bê lai F2[BBB ×F1(BBB x Lai Sind)], sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bê lai F2[BBB ×F1(BBB ×Lai Sind)] nuôi trong điều kiện nông hộ ở Ba Vì, Hà Nội. Tổng số 20 bê lai F2[BBB ×F1(BBB ×Lai Sind)] bao gồm 10 bê đực và 10 bê cái có độ tuổi từ 6đến 12tháng tuổi được sử dụng trong nghiên cứu này. Bê được nuôi nhốt cá thể, cho ăn hỗn hợp thức ăn gồm thức ăn thô xanh và thức ăn tinh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:Bê lai F2[BBB ×F1(BBB ×Lai Sind)]có khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ. Bê có khối lượng cơ thể đạt 198,9kglúc 6 tháng tuổi và 356,05kglúc 12 tháng tuổi. Tăng khối lượng tuyệt đối giai đoạn 6-12 tháng tuổi đạt 873,05g/con/ngày. Hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn 6-12 tháng tuổi đạt 8,55kg VCK/kg tăng khối lượng.Tính biệt ảnh hưởng đến khối lượng tích lũy, tăng khối lượng tuyệt đối và hiệu quả sử dụng thức ăn (P <0,05). Bê đực có khối lượng cơ thể, tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn và tiêu tốn thức ăn (kg VCK/kg tăng KL) thấp hơn so với bê cái.

    Tài liệu tham khảo

    Charlier C., CoppietersW., FarnirF., GrobetL., LeroyP.L., MichauxC., MniM., SchwersA., VanmanshovenP., HansetR. & GeorgesM. (1995). The mh gene causing double-muscling in cattle maps to bovine Chromosome 2. Mammalian Genome. 6: 788-792.

    Clarke L., Edmonds J., Krey V., Richels R., Rose S. & Tavoni M. (2009). International climate policy architectures: Overview of the EMF 22 International Scenarios. Energy Economics. 31(Supplement 2): S64-S81.

    Đinh Văn Cải (2006). Kết quả nghiên cứu nhân thuần giống bò thịt Droughtmaster nhập nội nuôi tại một số tỉnh phía nam. Tạp chí Chăn nuôi. 1: 9-13.

    Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn & Vương Ngọc Long (2001). Khả năng sinh trưởng của bê lai giữa tinh bò đực Charolais, Abondance, Tarentaise với bò Lai Sind. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-2000. Thành phốHồ Chí Minh 10-12/4/2001.

    Đinh Văn Tuyền, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Tấn Vui &Hoàng Công Nhiên (2010). Sinh trưởng của bê lai ½ red Angus và bê lai Sind nuôi tập trung bán chăn thả tại Đắk Lăk. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. 22: 5-12.

    Hanset R., Michaux C. & Stasse A. (1987). Relationships between growth rate, carcass composition,feed intake, feed conversion ratio and income in four biological types of cattle. Genet. Sel. Evol. 19(2): 225-48.

    Hanzen C., Laurent Y. & Ward W.R.(1994). Comparison of reproductive performance in Belgian dairy and beef. Theriogenology. 41: 1099-1114.

    Hoàng Kim Vũ (2011). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai F1(Droughtmaster ×Lai Sind) nuôi tại Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

    Lê Viết Ly, Nguyễn Thiện, Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương & Nguyễn Văn Niêm (1995). Tổng hợp kết quả nghiên cứu bò lai hướng thịt. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi(1969-1995).Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

    Lunstra D.D. &Cundiff L.V. (2003). Growth and pubertal development in Brahman, Boran, Tuli, Belgian Blue, Hereford and Angus sired F1bulls. Journal of Animal Science.81:1414-1426.

    Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình & Đinh Văn Tuyền (2008). Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò Lai Sind, Brahman và Drought Master nuôi vỗ béo tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Công nghệChăn nuôi. 15: 32-39.

    Nguyễn Thanh Hải & Đỗ Hòa Bình (2020). Khả năng sinh trưởng và sức kháng bệnh của một số nhóm bê chuyên thịt tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 257:80-86.

    Nguyễn Thị Nguyệt & Bùi Đại Phong (2015). Khả năng sinh trưởng của bê lai F1(BBB × Lai Sind) từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi nuôi tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 185: 76-81.

    Nguyễn Thị Nguyệt & Nguyễn Thị Vinh (2017). Khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai F1(BBB × Lai Sind) từ 12 đến 18 tháng tuổi nuôi tại Hà Nội. Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi. 229: 79-84.

    Nguyễn Thị Nguyệt, Dương Thu Hương & Nguyễn Thị Vinh (2020). Khả năng sinh sản của bò cái F1(BBB x Lai Sind) và sinh trưởng của bê F2(3/4 BBB) nuôi tại Ba Vì, Hà Nội. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18(3): 188-193.

    Nguyen Thi Vinh & Nguyen Thi Nguyet (2019). Growth and meat production of beef crossbred F1(Belgian Blue BreedxSindcrossbred) cattle. Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi. 247: 11-16.

    TahiriF., HajnoL. &LekaF. (2017). Growth performance of calves born from Holstein Friesian cows sired by Holstein, Charolais, Belgium Blue, Simmental and A. Angus bulls. Albanian j. Agric. Sci.

    Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Graeme Mc Crabb, Phạm Kim Cương, Đinh Văn Tuyền, Đoàn Thị Khang & Nguyễn Thành Trung (2001). Nghiên cứu sử dụng rỉ mật trong nuôi dưỡng bò thịt. Báo cáo khoa học đề tài nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng giống bò hướng sữa, hướng thịt trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam. Hà Nội 3/2001.