LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤTVÀ TIÊU THỤ DƯỢC LIỆU Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

Ngày nhận bài: 05-05-2021

Ngày duyệt đăng: 15-06-2021

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Phong, N., & Lê, N. (2024). LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤTVÀ TIÊU THỤ DƯỢC LIỆU Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(10), 1304–1312. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/890

LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤTVÀ TIÊU THỤ DƯỢC LIỆU Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

Nguyễn Thanh Phong (*) 1 , Nguyễn Phượng Lê 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Liên kết, kinh tế, doanh nghiệp, hộ, cây dược liệu

    Tóm tắt


    Liên kết kinh tế giúp nông dân tránh được tình trạng “được mùa mất giá”, trong khi doanh nghiệp ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến. Bài viết nhằm chỉ ra thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu tại huyện Hải Hậu. Ngoài nguồn thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp được thu thập từ 02 doanh nghiệp, 01 HTX, 100 hộ dân trồng dược liệu có liên kết và 30 hộ không liên kết. Kết quả nghiên cứu cho thấy liên kết đã mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và các hộ nông dân, song cũng bộc lộ nhiều bất cập như nhận thức của hộ thấp, quy mô sản xuất của hộ nhỏ và manh mún, cơ sở hạ tầng cho sản xuất chưa hoàn thiện… Các giải pháp cần được thực hiện trong thời gian tới là: i) Nâng cao nhận thức của nông dân về vai trò của liên kết trong cung ứng dược liệu; ii) Tăng cường hỗ trợ từ phía doanh nghiệp đối với hộ nông dân về kỹ thuật và đầu vào sản xuất; iii) Chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, thu mua và chế biến dược liệu trên địa bàn huyện.

    Tài liệu tham khảo

    Chính phủ (2013). Quyết địnhsố 1796/2013/QĐ-TTg về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1976-QD-TTg-nam-2013-quy-hoach-tong-the-phat-trien-duoc-lieu-2020-2030-211890.aspxngày 9 tháng 3 năm 2021.

    Chính phủ (2018). Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van -ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-98-2018-ND- CP- chinh-sach-khuyen -khich-phat-trien-hop-tac-san-xuat-san-pham-nong-nghiep-387110.aspx, ngày 10/3/2021.

    Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm (2016). Liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14 (11): 1835-1845.

    Hà Công Xã & Trần Công Lý (2018). Những vướng mắc trong mối liên kết 4 nhà và giải pháp tháo gỡ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 12: 17-20.

    Hải Lâm & Phúc Sơn (2021). Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Truy cập từ https://nhandan. com.vn/chuyen-lam-an/lien-ket-san-xuat-gan-voi-tieu-thu-nong-san-636242, ngày 15/3/2021.

    Hồ Quế Hậu (2013). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 196: 72-79.

    Hồ Thanh Thuỷ (2017). Vai trò của liên kết trong sản xuất nông sản. Tạp chí Giáo dục lý luận. 269 + 270: 34-40.

    Minh Thuận (2018). Phát triển các vùng trồng dược liệu. Truy cập từ http://baonamdinh.vn/ channel/5086/201802/phat-trien-cac-vung-trong-duoc-lieu-2523178, ngày 9/3/2021.

    Nguyễn Đình Thành, Nguyễn Tuấn, Lê Vũ Toàn & Nguyễn Thị Thu Thùy (2020). Liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế bền vững. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. 565: 81-83.

    Nguyễn Minh Đức & Nguyễn Hải Yến (2021). Thách thức trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: Nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị chanh leo ở Sơn La. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. 285(2): 112-121.

    Nguyễn Quốc Nghi (2015). Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 40: 75-82.

    Như Xuân (2016). Phát triển nghề trồng cây dược liệu đinh lăng ở Hải Quang. Truy cập từ https://haihau. namdinh.gov.vn/huyenhaihau/1207/26918/37365/68774/Kinh-te/Phat-trien-nghe-trong-cay-duoc-lieu-dinh-lang-o-Hai-Quang.aspx, ngày 10/4/2021.

    Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Hậu (2020). Báo cáo Tổng kết xây dựng Nông thôn mới và thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Hải Hậu.

    Quang Huy (2020). Liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và hợp tác xã. Truy cập từ http://thoi baotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-12-15/lien-ket-ben-vung-giua-doanh-nghiep-va-hop-tac-xa-96870.aspx, ngày 31/5/2021.

    Tạ Văn Tường & Đỗ Kim Chung (2019). Giải pháp cung cấp dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 17(3): 256-269.

    Từ Minh Thiện (2016). Các giải pháp để thúc đẩy chuỗi liên kết trong xuất khẩu ra quả tươi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tạp chí Khoa học, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. 11(3): 169-173.

    UBND huyện Hải Hậu (2015). Quyết định số 8080/QĐ-UBND ngày 9/12/2015 của UBND huyện Hải Hậu về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020”.