GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA RẦY NÂU NHỎ Laodelphax striatellusFallen (HOMOPTERA: DELPHACIDAE)

Ngày nhận bài: 15-11-2013

Ngày duyệt đăng: 26-12-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tâm, T., Chiến, T., & Đĩnh, N. (2024). GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA RẦY NÂU NHỎ Laodelphax striatellusFallen (HOMOPTERA: DELPHACIDAE). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(8), 1101–1108. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/89

GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA RẦY NÂU NHỎ Laodelphax striatellusFallen (HOMOPTERA: DELPHACIDAE)

Trần Quyết Tâm (*) 1 , Trần Đình Chiến 2 , Nguyễn Văn Đĩnh 2

  • 1 Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông nghiệp hà Nội
  • 2 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Đặc điểm sinh học, tỷ lệ tăng tự nhiên, vòng đời, rầy nâu nhỏ

    Tóm tắt


    Rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus Fallen là một trong những loài dịch hại chính trên lúa tại các tỉnh phía Bắc, ngoài việc chích hút gây hại trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và năng suất lúa, rầy nâu nhỏ còn là môi giới truyền virus gây bệnh cho cây lúa. Nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm tại nhiệt độ 250C, ẩm độ 85% và nhiệt độ 300C, ẩm độ 85%, thức ăn là giống lúa Bắc thơm số 7 giai đoạn 15 ngày tuổi. Kết quả chỉ ra rằng rầy nâu nhỏ L. striatellus có vòng đời khá ngắn, tương ứng ở nhiệt độ 250C, ẩm độ 85% và nhiệt độ 300C, ẩm độ 85% là 28,45 ngày và 24 ngày; Thời gian đẻ trứng tương ứng là 9 ngày và 7 ngày; Số trứng trung bình trên một trưởng thành cái tương ứng là 154,07 trứng và 104,63 trứng. Ở nhiệt độ 250C và ẩm độ 85%, rầy nâu nhỏ có tỷ lệ tăng tự nhiên (r) là khá cao và đạt 0,1194; hệ số nhân một thế hệ (R0) là 52,07 và thời gian tăng đôi quần thể (DT) là 5,81 ngày. Ở nhiệt độ 300C và ẩm độ 85%, tỷ lệ gia tăng tự nhiên (r) của rầy nâu nhỏ là khá cao và đạt 0,1294; hệ số nhân một thế hệ (R0) là 32,91 và thời gian tăng đôi quần thể (DT) là 5,36 ngày.

    Tài liệu tham khảo

    Birch L.C.(1948).The instrinsis rate of natural increase of an insect population, Journal of animal ecology, 17: 17-26.

    Nguyễn Văn Đĩnh (1992).Sức tăng quần thể của nhện đỏ hại cam chanh. Tạp chí BVTV, 4: 15-18.

    Vũ Quang Giảng (2012). Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. (Homoptera: Coccidae)hại cà phê chèvàbiện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh Sơn La. Luận ánTiến sĩ nông nghiệp, tr. 146.

    Gou H. Z., J. J. Wen, D. J. Cai, P. Li, D. L. Xu and S. G. Zhang (2008). Southern rice black- streaked dwarf virus: A new propsed Fujivirus species in family Reoviridea. Chin Sci Bull 53: 3677-3685.

    Hill. S. D.(1983). Agricultural insect pest of the tropic and their control. The press syndicate of the University of Cambridge, p. 746.

    Phạm Hồng Hiển, Phạm Thị Vượng, Ngô Văn Dũng, Đặng Thị LanAnh (2011). Đặc điểm sinh học và sự xuất hiện của rầy nâu nhỏ (Laodephax stritellus Fallen) trong mùa đông ở một số tỉnh miền Bắc. Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng học Quốc gia lần thứ 7, tr. 540 –546.

    Nguyễn Đức Khiêm (1995). Một số kết quả nghiên cứu rầy lưng trắng và rầy xám hại lúa tại Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Tạp chí BVTV, 2: 3-5.

    Kisimoto R. (1989), Flexible diapauses response to photoperiod of a laboratory selected line in the small brown planthopper, Laodelphax stritellus Fallen. Appl. Zool., 24: 157-159.

    Ogawa Y., I. Ichikawa, T. Nisino and T. Watanabe (1988). Catches of migrating planthoppers on the East China Sea and Nagasaki Prefecture, Japan in July, 1978. Kyushu Agric. Res., 50: 124 –131.

    Park C. G and J. S. Huyn, (1983). Effects of temperatures and relative humidity on the development of Brown planthopper, Nilaparvata lugens Stal. Korea J. Plant Prot, 22 (4): 262 –270.

    Pielow E.C, (1977), Mathematical ecology, John Wileyson, New York, p. 385.

    Trần Quyết Tâm, Hà Quang Hùng, Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Đình Chiến (2011). Một số đặc điểm sinh học, sự phát sinh gây hại và hiệu lực phòng trừ rầy nâu nhỏ L. strietellus của một số loại thuốc bảo vệ thực vật. Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 7, tr. 681-688.

    Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (2009). Báo cáo tổng kết công tác Bảo vệ thực vật các tỉnh trong vùng phía Bắc. Hưng Yên.

    Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (2012). Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ thực vật các tỉnh trong vùng phía Bắc. Hưng Yên.

    Dương Tiến Viện(2012). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của nhện gié Steneotarsonemus spinki Smiley hại lúa và biện pháp phòng chống chúng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận ánTiến sĩ nông nghiệp, tr. 138.