KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CÁ THỂ MỘT SỐ MẪU GIỐNG LÚA KHI XỬ LÝ HẠN NHÂN TẠO Ở 3 GIAI ĐOẠN MẪN CẢM

Ngày nhận bài: 20-11-2013

Ngày duyệt đăng: 25-12-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hiền, V., & Năng, N. (2024). KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CÁ THỂ MỘT SỐ MẪU GIỐNG LÚA KHI XỬ LÝ HẠN NHÂN TẠO Ở 3 GIAI ĐOẠN MẪN CẢM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(8), 1081–1091. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/87

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CÁ THỂ MỘT SỐ MẪU GIỐNG LÚA KHI XỬ LÝ HẠN NHÂN TẠO Ở 3 GIAI ĐOẠN MẪN CẢM

Vũ Thị Thu Hiền (*) 1 , Nguyễn Thị Năng 1

  • 1 Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    chịu hạn, đẻ nhánh, lúa, mẫn cảm, trỗ

    Tóm tắt


    Khô hạn là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến an toàn lương thực của thế giới trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang xảy ra trên toàn cầu. Mặc dù năng suất lúa ở những vùng có tưới đã tăng gấp 2 đến 3 lần so với 30 năm trước đây, nhưng ở vùng canh tác nhờ nước trời năng suất tăng lên ở mức rất nhỏ. Thí nghiệm được tiến hành đánh giá 26 mẫu giống lúa từ các nguồn: nhập nội, lúa địa phương và lai tạo trong nước vào 3 giai đoạn mẫn cảm với hạn của cây lúa gồm: giai đoạn đẻ nhánh sau cấy 28 ngày (GĐ1), giai đoạn phân hoá đòng trước trỗ 15 ngày (GĐ2) và giai đoạn sau trỗ 7 ngày (GĐ3). Kết quả, trong từng giai đoạn, đã xác định được các mẫu có khả năng chịu hạn tốt: Giai đoạn đẻ nhánh có H2, H8, H13, H14, H22, H27, H32, H41, H42, H43, H45 và H52; Giai đoạn làm đòng có H8, H14, H16, H27, H41, H43, H45; Giai đoạn trỗ-chín có H8, H27, H41, H43, H52 cho khả năng chịu hạn ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi. Kết hợp với chỉ tiêu năng suất và một số chỉ tiêu cơ bản khác, bước đầu chúng tôi chọn được 7 mẫu giống H8, H12, H14, H20, H27, H42 và H45 có khả năng chịu hạn và tiềm năng năng suất tốt phục vụ cho công tác chọn giống chịu hạn.

    Tài liệu tham khảo

    Chang T.T., Loresto G.C., and Tagumpay O. (1972). Agronomic and growth characteristics of uplandand lowland rice varieties. In: Rice Breeding. International Rice Research Institute, Los Banos, Philippines; p. 645 – 661.

    Bing Yue, Weiya Xue, Lizhong Xiong, Xinqiao Yu, Lijun Luo, Kehui Cui, Deming Jin, Yongzhong Xing and Qifa Zhang (2006). Genetic Basis of Drought Resistance at Reproductive Stage in Rice: Separation of Drought Tolerance FromDrought Avoidance. Genetics 172: 1213–1228.

    Fukai S. and Cooper M. (1995). Development of drought-resistant cultivars using physiomorphological traits in rice. Field Crops Research. 40 (2):67 - 86.

    IRRI (2002). Standard Evaluation System for Rice (SES), IRRI, LosBanos, Philippines.

    Jin S. J., Youn S. K., Kwang H. B., Harin J., Sun-Hwa H., Yang D. C., Minkyun K., Christophe R., and Ju-Kon K. (2010). Root-Specific expression of OsNAC10 improves drought tolerance and grain yield in rice under field drought condition. Plant Physiology. 153: 185 – 197.

    Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Thị Lan Hoa, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2008). Đánh giá đặc tính chịu hạn của một số giống lúa địa phương Việt Nam. Tạp chí Nông Nghiệp và PTNT, số 5/2008, Bộ Nông Nghiệp và PTNT.

    Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Văn Duệ, Huỳnh Yên Nghĩa (1995). Đặc điểm sinh lý của một số giống lúa chịu hạn. Kết quả nghiên cứu cây lương thực, cây thực phẩm (86-98). Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 58 - 81.

    Yoan Coudert, Christophe Perin, Brigitte Courtois, Ngan Giang Khong and Pascal Gantet (2010). Genetic control of root development in rice, the model cereal. Trends in Plant Science, 15 (4): 219 – 226.