Ngày nhận bài: 25-10-2013
Ngày duyệt đăng: 26-12-2013
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
QUANG HỢP VÀ TÍCH LŨYCHẤT KHÔ CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAO LƯƠNG (Sorghum bicolor(L.) Moench)TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN
Từ khóa
hạn, cao lương, quang hợp, chất khô
Tóm tắt
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân năm 2011 trong điều kiện nhà kính tại Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội nhằm đánh giá ảnh hưởng của hạn tới đặc tính quang hợp và chất khô tích lũy trong giai đoạn phát triển thân lá của một số giống cao lương (Sorghum bicolor (L.) Moench). Hạn ở mức -60 kPa làm giảm rõ rệt cường độ quang hợp, hàm lượng diệp lục trong lá và hoạt động của hệ quang hóa II đồng thời làm giảm diện tích lá và khối lượng chất khô tích lũy ở tất cả các giống cao lương. Cường độ quang hợp của các giống cao lương có tương quan thuận và chặt với độ nhạy khí khổng và cường độ thoát hơi nước. Mối tương quan này chặt hơn ở công thức xử lý hạn so với công thức đối chứng. Trong điều kiện hạn, cường độ quang hợp của giống số 10 (CL88) bị giảm mạnh nhất nhưng sau khi tưới nước trở lại, đây là giống có khả năng phục hồi tốt nhất về đặc tính này. Giống số 5 (CL09) có khả năng phục hồi tốt nhất về khối lượng chất khô tích lũy, hàm lượng diệp lục và chỉ số Fv/Fm sau khi tưới nước phục hồi.
Tài liệu tham khảo
Borrell, A.K. (2000). Does Maintaining Green Leaf Area in Sorghum Improve Yield underDrought? II. Dry Matter Production and Yield. Crop Sci. 40:1037-1048.
Phạm Văn Cường, Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Tuấn Chinh, Trần Quốc Việt. (2010). Mối quan hệ giữa năng suất sinh khối với một số chỉ tiêu sinh lý và nông học của các giống cao lương (Sorghum bicolor (L.) Moench) làm thức ăngia súc trong vụ đông. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 152: 3-10.
Fazaeli H, Golmohhammadi HA, Almodares A, Mosharraf S, Shaei A. (2006). ”Comparing theperformance of sorghum silage with maize silage in feedlot calves”, Pakistan J. Biol. Sci. 9: 2450-2455.
Kidambi.S.P. (1990). Genetic Variation for Gas Exchange Rates in Grain Sorghum. Plant Physiol. 92: 1211-1214.
Masojidek, J. (1990). The Synergistic Effect of Drought and Light Stresses in Sorghum and Pearl Millet. Plant Physiol. 96:198-207.
Mustafa (2000). Comparison of Photosynthetic Water use Efficiency of Sweet Sorghum at Canopy and Leaf Scales. Turk J Agric For. 24: 519-525.
Peng, S. (1991). Leaf photosynthetic rate is correlated with biomass and grain production in grain sorghum lines. Photosynthesis Research. 28: 1-7.
Perry, S., Krieg D.R., and Hutmacher R.B. (1983). Photosynthetic rate control in cotton. Plant Physiol. 73: 662-665.
Rosenow D.T., Ejeta G., Clark L.E., Gibert M.L., Henzell R.G., Borrell A.K., Muchow R.C. (1996). Breeding for pre- and post-flowering drought stress resistance in sorghum. In: Rosenow DT, Yohe JM (eds) Proceedings of the international coference on genetic improvement of sorghum and pearl millet (Lubbock, TX, 22-27 September 1996), ICRISAT, Lubbock, India, pp 400-411.
Terbea M., Vranceanu A.V., Petcu E., Craiciu D.S. & Micut G. (1995). Physiological response of sunflower plants to drought. Romanian Agricultural Research 3: 61-67.
Vinita. J. (1998). Comparative effect of water, heat and light stresses on photosynthetic reactions in Sorghum bicolor (L.) Moench. Journal of Experimental Botany. 49 (327): 1715-1721.
Xie T. (2010). Photosynthetic Characteristics and Water Use Efficiency of Sweet Sorghum UnderDifferent Watering Regimes. Pak. J. Bot. 42 (6): 3981-3994.
Younis, M. E. (2000). Effects of Water Stress on Growth, Pigments and 14CO2 Assimilation in Three Sorghum Cultivars. J. Agronomy & Crop Science. 185: 73-82.
Zelitch, I.(1982). The close relationship between net photosynthesis and crop yield. Bioscience 32:796-802.