NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH IN VITROGIỐNG KHOAI TẦNG VÀNG (Colocasia esculenta(L.) Schott) THU THẬP TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ

Ngày nhận bài: 10-06-2020

Ngày duyệt đăng: 22-09-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Hải, N., Hằng, P., Sơn, Đinh, Tâm, Đặng, Hải, N., Ngọc, Đỗ, & Thủy, N. (2024). NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH IN VITROGIỐNG KHOAI TẦNG VÀNG (Colocasia esculenta(L.) Schott) THU THẬP TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(3), 370–378. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/801

NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH IN VITROGIỐNG KHOAI TẦNG VÀNG (Colocasia esculenta(L.) Schott) THU THẬP TẠI HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Thị Lâm Hải (*) 1 , Phạm Thị Thu Hằng 2 , Đinh Trường Sơn 2 , Đặng Thị Thanh Tâm 2 , Nguyễn Thanh Hải 2 , Đỗ Thị Kim Ngọc 3 , Nguyễn Thị Thanh Thủy 2

  • 1 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
  • Từ khóa

    Khoai tầng vàng, Colocasia esculenta(L.) Schott, nhân nhanh in vitro

    Tóm tắt


    Giống khoai tầng vàng (Colocasia esculenta(L.) Schott) thuộc nhóm khoai sọ, đây là một loại khoai đặc sản bản địa của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọhiệnđang bị thoái hóa do việc nhân giống vô tính qua nhiều thế hệ, mụctiêu của nghiên cứu nhằmnhân nhanh in vitrođểphục tráng giống khoai tầng vàng này. Mắt ngủ của củ khoai tầng vàng trưởng thành được sử dụng làm vật liệu để nuôi cấy tạo mẫu sạch in vitro. Chồi in vitrođược hình thành sau quá trình nuôi cấy khởi động được cắt để cấy sang môi trường nhân nhanh MS có bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng khác nhau nhằm tìm ra môi trường phù hợp nhất để nhân nhanh chồi. Chồi sau quá trình nhân nhanh được cấy chuyển sang môi trường ra rễ MS có bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng thuộc nhóm auxin. Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nhân nhanh tối ưu đối với chồi khoai tầng vàng là môi trường MS + 1,0 mg/lBAP cho hệ số nhân cao với 9,65 chồi/mẫu. Môi trường ra rễ phù hợp nhất với các chồi in vitrolà môi trường MS + 0,3 mg/lα-NAA cho tỉ lệ ra rễ 100%, số lượng rễ nhiều, rễ mập, nhiều lông hút. Ra ngôi trên giá thể đất + xơ dừa (1:1) cho tỉ lệ cây sống đạt 90%, cây phát triển tốt và bắt đầu ra lá mới sau 2 tuần ra ngôi.

    Tài liệu tham khảo

    Chand H., Pearson M.N. & Lovell P.H. (1998). Rapid vegetative multiplication in Colocasia esculenta(L) Schott (taro). Plant Cell. Tiss. Org. Cult. 55: 223-226.

    Deo P.C., Harding R.M., Taylor M., Tyagi A.P. & Becker D.K. (2009). Somatic embryogenesis, organogenesis and plant regeneration in taro (Colocasia esculentavar. esculenta). Plant Cell. Tiss. Org. Cult.99:61-71.

    Đặng Thị Thanh Mai &Nguyễn Xuân Viết (2012). Nghiên cứu nhân nhanh 4 giống khoai sọ quí địa phương bằng phương pháp nuôi cấy mô in vitro. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội.3: 135-147.

    Đặng Trọng Lương (2011). Ứng dụng công nghệ nuôi cấy in vitrođể nhân giống khoai môn Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.6(625):62-66.

    Đỗ Thị Kim Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Thanh Bình, Lê Trung Hiếu &Vũ Ngọc Tú (2018). Nghiên cứu xác định các loại nấm gây thối hỏng và đề xuất hướng bảo quản khoai tầng vàng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam.10(2): 73-78.

    Janhangir H.M. (2012). In vitroOrganogenesis of Colocasia esculentacv. antiquorumL. American J.Plant Sci. 3: 709-713.

    Nguyễn Quang Thạch, Đào Duy Chiên, Đỗ Thị Bích Nga, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô ThịHuệ&Trịnh Văn Mỵ (2010). Nghiên cứu nhân giống cây khoai môn sọ bằng phương pháp in vitrovà in vivo. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 3: 72-79.

    Malamug J.J.F., Haruhisa I., Susumu Y.&Tadashi A. (1992). Plantlet regeneration from Taro (Colocasia esculentaSchott) callus. J. Japan. Soc. Hort. Sci.60(4): 935-940.

    Murashige T. & Skoog. F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobaccotissue culture. Plant Physiol.15: 473-497.

    Trần Thị Lệ (2009). Nghiên cứu nhân giống in vitromột số giống khoai môn (Cococasia esculenta). Tạp chí Khoa học, Đại học Huế.55: 65-72.

    Trần Thị Lệ, Trần Thị Triệu Hà (2013). Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitromột số giống khoai sọ (Colocasia antiquorum). Tạp chí Khoa học, Đại học Huế.67: 45-54.

    Trịnh Thị Thanh Hương, Hồ Thị Thanh Hoa, Lê Thanh Nhuận &Đặng Trọng Lương (2011). Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân nhanh giống khoai môn Tầng vàng Phú Thọ (Colocasia esculenta(L.) Schott). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.21: 53-59.

    Vũ Ngọc Lan, Nguyễn Thị Phương Dung&Nguyễn Văn Phú (2015). Lưu giữ in vitronguồn gen khoai môn bản địa (Colocasia esculenta(L.) Schott). Tạp chí Khoa học và Phát triển.13(4):623-633.