ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DỊCH NGHIỀN HỮU CƠ ĐẾN SỰ KÉO DÀI CHỒI IN VITROCÂY LAN HOÀNG THẢO KÈN (Dendrobium lituiflorumLindl.)

Ngày nhận bài: 10-06-2020

Ngày duyệt đăng: 12-12-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Tâm, Đặng, Hương, T., Hải, N., Hải, N., & Sơn, Đinh. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DỊCH NGHIỀN HỮU CƠ ĐẾN SỰ KÉO DÀI CHỒI IN VITROCÂY LAN HOÀNG THẢO KÈN (Dendrobium lituiflorumLindl.). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(3), 331–338. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/796

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ DỊCH NGHIỀN HỮU CƠ ĐẾN SỰ KÉO DÀI CHỒI IN VITROCÂY LAN HOÀNG THẢO KÈN (Dendrobium lituiflorumLindl.)

Đặng Thị Thanh Tâm (*) 1 , Trần Thị Thu Hương 1 , Nguyễn Thị Lâm Hải 1 , Nguyễn Thanh Hải 1 , Đinh Trường Sơn 1

  • 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dendrobium lituiflorumLindl., chất hữu cơ, khoai tây, củ đậu

    Tóm tắt


    Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của việc bổ sung các chất hữu cơ trong môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của chồi con tách từ cụm protocorm của lan Hoàng thảokèn. Các chồi con kích thước 1cm được cấy vào môi trường MS có bổ sung các dịch nghiền củ khoai tây, đậu xanh nảy mầm, chuối, củ đậu hoặc nước dừa với lượng 50 g/l hoặc 50 ml/l. Chiều cao chồi và hình thái chồi được thu nhận và sử dụng để đánh giá hiệu quả của các dịch hữu cơ sau 6-8 tuần nuôi cấy. Kết quả cho thấy dịch nghiền của của khoai tây, đậu xanh nảy mầm, chuối và củ đậu có tác động tích cực đến sự phát triển của chồi con in vitro. Việc kết hợp 50 g/l khoai tây và 10 g/l đậu xanh nảy mầm hoặc 50 g/l củ đậu và 0,5 g/l than hoạt tính cho kết quả kích thích chồi phát triển tốt hơn khi sử dụng môi trường chỉ bổ sung 50 g/l khoai tây hoặc củ đậu. Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra ảnh hưởng của dịch củ đậu đến sự phát triển chồi lan in vitro. Kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng trong sản xuất nhân giống in vitrocây lan Hoàng thảo kèn nhằm rút ngắn thời gian tạo cây hoàn chỉnh cho chồi in vitro.

    Tài liệu tham khảo

    Akter S., Nasiruddin K. & Khaldun A.B.M. (2008). Organogenesis of Dendrobiumorchid using traditional media and organic extracts. Journal of Agriculture & Rural Development.5(1-2): 30-35.

    Das M.C. & Kumaria S. (2008). In vitropropagation and conservation of Dendrobium lituiflorumLindl through protocorm-like bodies. Journal of Plant Biochemistry and Biotechnology.17(2): 177-181.

    Daud N., Taha R.M., Noor N.N.M. & Alimon H. (2011). Effects of different organic additives on in vitroshoot regeneration of Celosiasp. Pakistan journal of biological sciences.14(9): 546-551.

    Gnasekaran P., Xavier R., Sinniah U.R. & Subramaniam S. (2010). A study on the use of organic additives on the protocorm-like bodies (PLBS) growth of Phalaenopsis violacea orchid. J Phytol.2: 29-33.

    Islam O., Rahman A., Matsui S. & Prodhan A. (2003). Effects of Complex Organic Extracts on Callus Growth and PLB Regeneration through Embryogenesis in the Doritaenopsis Orchid. Japan Agricultural Research Quarterly: JARQ.37: 229-235.

    Jiang L., Ding P. & Zheng Y. (2003). Effects of additives on tissue culture and rapid propagation of Dendrobium canducum. Journal of Chinese medicinal materials.26(8): 539-541.

    Kim S.K., Choi H.J., Won J.H., Park J.H., Lee I.J. & Park S.Y. (2009). Introduction of Yam Bean (Pachyrhizus spp.) in Korea. Korean Journal of Plant Resources.22(6): 546-551.

    Lo S.F., Nalawade S.M., Kuo C.L., Chen C.L. & Tsay H.S. (2004). Asymbiotic germination of immature seeds, plantlet development and ex vitro establishment of plants of Dendrobium tosaensemakino. A medicinally improrant orchid. in vitroCellular & Developmental Biology - Plant.40(5): 528-535.

    Nguyễn Văn Việt (2017). Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy in vitrotrong nhân giống lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindley). Tạp chí Khoa học và Công nghệLâm nghiệp.4: 39-45.

    Park C.Lee H.A. & Han J.S. (2015). Jicama (Pachyrhizus erosus) extract increases insulin sensitivity and regulates hepatic glucose in C57BL/Ksj-db/db mice. Journal of Clinical Biochemistry and Nutrition.58(1): 58-63.

    Parthibhan S., Rao M.V. & Senthil Kumar T. (2015). In vitroregeneration from protocorms in Dendrobium aqueumLindley-An imperiled orchid. Journal of Genetic Engineering and Biotechnology.13(2): 227-233.

    Phạm Văn Lộc & Lê Thị Hoài Thương (2016). Nhân giống in vitrolan Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorumLindl.). Tạp chí Khoa học Công nghệ và thực phẩm.Chuyên san CNSH&KTMT. tr. 27-33.

    Vyas S., Guha S., Bhattacharya M. & Rao I.U. (2009). Rapid regeneration of plants of Dendrobium lituiflorumLindl. (Orchidaceae) by using banana extract. Scientia Horticulturae.121(1): 32-37.