ẢNH HƯỞNG BỘT NGHỆ TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MIỄN DỊCH CỦA LỢN CON SAU CAI SỮA

Ngày nhận bài: 24-08-2020

Ngày duyệt đăng: 07-12-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thu, C., & Dung, Đàm. (2024). ẢNH HƯỞNG BỘT NGHỆ TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MIỄN DỊCH CỦA LỢN CON SAU CAI SỮA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(1), 68–75. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/767

ẢNH HƯỞNG BỘT NGHỆ TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ MIỄN DỊCH CỦA LỢN CON SAU CAI SỮA

Cù Thị Thiên Thu (*) 1 , Đàm Thị Dung 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bột nghệ, lợn con sau cai sữa, sinh trưởng lợn con, tiêu chảy lợn con

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng bột nghệ trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu chảy và một số chỉ tiêu miễn dịch của lợn con sau cai sữa. Nghiên cứu được thực hiện trên 60 lợn con lai Duroc × (Yorkshire × Landrace) sau cai sữa. Thí nghiệm được chia thành 4 lô hoàn toàn ngẫu nhiên, lô đối chứng (ĐC) chỉ sử dụng khẩu phần ăn cơ sở, không bổ sung bột nghệ, lô thí nghiệm 1 (TN1) sử dụng khẩu phần ăn cơ sở có bổ sung 0,1% bột nghệ (1g bột nghệ/kg thức ăn), lô thí nghiệm 2 (TN2) sử dụng khẩu phần ăn cơ sở có bổ sung 0,3% bột nghệ và lô thí nghiệm 3 (TN3) sử dụng khẩu phần ăn cơ sở có bổ sung 0,5% bột nghệ. Sau 4 tuần thí nghiệm, kết quả cho thấy khối lượng cuối kỳ ở lô TN3 có bổ sung bột nghệ ở mức 0,5% bột nghệ cao hơn so với lô ĐC không bổ sung bột nghệ và lô TN1, TN2 bổ sung bột nghệ ở mức 0,1% và 0,3%. Việc bổ sung bột nghệ vào khẩu phần đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa một cách đáng kể (P <0,05). Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận bột nghệ trong khẩu phần không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận và chỉ số kháng thể IgA, IgG, Interferon trong huyết thanh của lợn con sau cai sữa.

    Tài liệu tham khảo

    Dingfa Wang, Huifang Huang, Luli Zhou, Wei Li, Hanlin Zhou, Guanyu Hou, Jia Liu & Lin Hu (2015). Effects of Dietary Supplementation with Turmeric Rhizome Extract on Growth Performance, Carcass Characteristics, Antioxidant Capability, and Meat Quality of Wenchang Broiler Chickens, Italian Journal of Animal Science. 14:3. DOI: 10.4081/ijas.2015.3870

    Ilsley S.E., Miller H.M.& Kamel C.(2005).Effects of dietary quillaja saponin and curcumin on the performance and immune status of weaned piglets. Journal of Animal Science. 83(1):82-88.

    Maneewan C.,Yamauchi K.,Mekbungwan A.,Maneewan B.& SiriS.(2012). Effect of turmeric (Curcuma longa Linnaeus) on growth performance, nutrient digestibility, hematological values, and intestinal histology in nursery pigs. J Swine Health Prod.20(5): 231-240.

    Newman M.G. (2002). Antibiotics resistance is a reality: novel techniques for over coming antibiotic resistance when using new growth promoters. Nutritional Biotechnology in the Feed and Food Industries. Proceedings of Alltech’s 18thAnnual Symposiumm, Nottinghamm University Press. pp.98-06.

    Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Đấu, Nguyễn Văn Tùng Lâm & Nguyễn Thị Anh Thư (2019). Ảnh hưởng của mức bổ sung bột nghệ vào khẩu phần đến năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 246: 41-47.

    Niu B., He Y., Zhao J., Shen Y., Zhang M., Zhong L., Wang C. & Wang T. (2019). Effect of Curcumin on Growth Performance, Inflammation, Insulin level, and Lipid Metabolism in Weaned Piglets with IUGR. Animals: an open access journal from MDPI. 9(12): 1098. https://doi.org/10.3390/ani 9121098

    Phạm Kim Đăng, Nguyên Đình Trình, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Thị Phương Giang & Nguyễn Bá Tiếp (2016). Ảnh hưởng của probiotic Bacillus dạng bào tử chịu nhiệt đến năng suất, vi khuẩn và hình thái vi thể biểu mô đường ruột gà thịt lông màu. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 213: 40-46.

    Tung Bui Thanh, Hai Nguyen Thanh, Son Phan Ke (2018). Preparing Phytosome Curcumin and PEG-CUR Complex. VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Sciences.ISSN 2588-1132. Retreived form https://js.vnu.edu.vn/MPS/ article/ view/4102, on August 15, 2020. doi: https://doi. org/10.25073/2588-1132/vnumps.4102.

    Wardeh M.F. (1981). Models for Estimating Energy and Protein Utilization for Feeds. All Graduate Thesis and Dissertations, Utah State University. Retreived form https://digitalcommons.usu.edu/etd/4556, on August 15, 2020.

    Xun W., Shi L., Zhou H., Hou G., Cao T. & Zhao C. (2015). Effects of curcumin on growth performance, jejunal mucosal membrane integrity, morphology and immune status in weanedpiglets challenged with enterotoxigenic Escherichia coli. International Immunopharmacology. 27(1): 46-52.

    Yan E., Zhang J., Han H., Wu J., Gan Z., Wei C., Zhang L., Wang C. & Wang T. (2019). Curcumin Alleviates IUGR Jejunum Damage by Increasing Antioxidant Capacity through Nrf2/Keap1 Pathway in Growing Pigs. Animals: an open access journal from MDPI. 10(1): 41. https://doi.org/10. 3390/ani10010041.